Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế lao động PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT MÁY BAY VAECO 33 (Trang 95 - 97)

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC CHO LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH

4.2.4.Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Trước hết ta cần hiểu văn hố doanh nghiệp là tồn bộ các giá trị văn hoá

được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục tiêu.

Văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác tạo động lực cho người lao động, ở đâu có mơi trường làm việc lành mạnh, các chính sách quản lý hợp lý, phong cách lãnh đạo hiện đại thì ở đó người lao động sẽ thấy thoải mái khi làm việc, họ làm việc sẽ hăng say và tạo ra thành quả lao động. Văn hố tổ chức có tác dụng thay thế các biện pháp, văn bản quy định. Văn hố tổ chức mạnh có sực lơi cuốn các thành viên trong tổ chức chấp nhận giá trị của tổ chức và thực hiện theo nó, ngồi ra nó cịn có tác dụng hội tụ các thành viên trong tổ chức có sự nhất trí cao, định hướng hành vi lao động làm tăng sự liên kết giữa người lao động với doanh nghiệp.

Các nghiên cứu về lý thuyết giá trị dựa trên khảo sát đời sống của nhiều tổ chức trong xã hội cơng nghiệp phát triển, người ta thấy có 4 giá trị quan trọng cần được đề cao là: Sự hồn thành cơng việc; Sự giúp đỡ, cảm thông, học hỏi; Sự lương thiện; Sự công minh, công bằng. Nhiều người trong doanh nghiệp chia sẻ các giá trị này thì hiệu quả của doanh nghiệp mới cao. Khi khơng cùng giá trị thì dễ tạo ra xung đột trong doanh nghiệp. Do vậy để tạo được bầu khơng khí làm việc hịa nhã, vui vẻ, thoải mái thì cần phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại cơng ty mình.

Thứ nhất, xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên sự nhất quán về quan điểm trong các chính sách, pháp luật của nhà nước, nội quy của công ty, sự minh bạch, công khai và mẫn cán của các lãnh đạo cấp cao trong việc điều hành bộ máy tổ chức của doanh nghiệp, nó nền tảng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh tại VAECO.

Thứ hai, xây dựng Văn hóa doanh nghiệp khơng chỉ là bài phát biểu hay khẩu hiệu được trưng bày. Công việc này đặc biệt cần tới sự cam kết, gương mẫu đi đầu của cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp.

Chúng ta biết văn hóa của người đứng đầu hoặc của nhóm người quản lý cao nhất trong doanh nghiệp là nguồn đầu vào có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với văn hóa doanh nghiệp. Họ chính là biểu tượng để nhân viên noi theo. Các thành viên thường chịu ảnh hưởng từ tác phong, cử chỉ, cách nói... của người đứng đầu với mong muốn được thành cơng như sếp của mình. Do vậy mà lãnh đạo cơng ty không chỉ đưa ra những tuyên bố công khai về những giá trị mà công ty phải hướng tới mà các giá trị này cịn được nhóm lãnh đạo cao nhất trong công ty cam kết thực hiện bằng việc gương mẫu và chuyển tải chúng thường xuyên, liên tục vào các hoạt động của công ty. Thực tế này sẽ tạo dựng niềm tin và hành vi noi theo cho nhân viên.

Thứ ba, tạo ra một môi trường làm việc trong sạch và cởi mở.

Một môi trường làm việc cởi mở nơi mà người nhân viên có thể chia sẻ thơng tin và kiến thức một cách tự do thoải mái chắc chắn sẽ tạo điều kiện tốt để cho cơng ty có thể đạt được những mục tiêu của mình. Hiện nay, tại VAECO tình trạng hiểu lầm, cách nghĩ sai hay giải thích sai... đơi khi vẫn cịn xảy ra trong cơng ty đều là bởi khơng trao đổi với nhau lí do của việc làm của mình. Trong các cuộc họp hành hay thảo luận, người lãnh đạo vẫn chưa khích lệ được một mơi trường làm việc cởi mở vì thế mà dễ nảy sinh tình trạng mù mờ về thơng tin và những giả thiết

sai lầm lại không hề được ai thắc mắc mà chính những điều này lại gây ra các hậu quả xấu về sau. Do vậy mà công ty cần xây dựng một mơi trường làm việc cởi mở bằng các hình thức như là: Động viên cấp dưới, nói chuyện cởi mở, chia sẻ khó khăn thuận lợi với cấp dưới…Có như vậy mới có thể mở rộng vùng chung và làm hẹp vùng mù (Theo Johary window) làm cho cán bộ quản lý với cấp dưới của mình thân thiện hơn, cởi mở hơn từ đó cấp dưới có thể đóng góp những ý kiến phản hồi của mình nâng cao hiệu quả cơng việc và hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế lao động PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT MÁY BAY VAECO 33 (Trang 95 - 97)