Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế lao động PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT MÁY BAY VAECO 33 (Trang 33 - 37)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

2.2.2.2 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp

Nhóm yếu tố này thể hiện sự ủng hộ và tạo điều kiện của doanh nghiệp để người lao động có thể đem những khả năng của bản thân cống hiến cho mục tiêu chung và cũng chính là giúp họ đạt được mục tiêu của chính mình. Để nhìn thấy rõ sự tác động của chúng, có thể xem xét một số yếu tố căn bản dưới đây.

Công việc cá nhân đảm nhận: Cơng việc chính là tập hợp các nhiệm vụ được thực hiện bởi một người lao động, hay những nhiệm vụ tương tự nhau được thực hiện bởi một số người lao động để hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Mục tiêu của tổ chức chỉ đạt được khi mỗi cá nhân hồn thành cơng việc của mình vì đó chính là một tế bào công việc của tổ chức. Tuy nhiên, người lao động có hồn thành cơng việc hay không phụ thuộc rất lớn vào sự hứng thú trong lao động của họ. Sự hứng thú chỉ đạt được khi họ cảm nhận công việc phù hợp với khả năng sở trường, được hưởng những quyền lợi xứng đáng khi hoàn thành nhiệm vụ được giao. Khi người lao động càng quen với nhiệm vụ thì tính nhàm chán trong cơng việc cũng xuất hiện, đó là nguyên nhân làm triệt tiêu động lực làm việc. Bởi vậy, để công việc luôn tạo sự lơi cuốn cho cấp dưới thì người quản lý cấp trên nên quan tâm tới phân tích và thiết kế lại cơng việc phù hợp với khả năng sở trường, xác định những nhiệm vụ mang tính thách thức, trách nhiệm phân định rõ ràng. Điều đó giúp người lao động ln thấy rõ quan hệ giữa quyền lợi được hưởng với việc hồn thành các cơng việc được giao và sự hứng thú trong công việc sẽ được duy trì.

Kỹ thuật và cơng nghệ: Trình độ kỹ thuật và cơng nghệ của tổ chức cũng ảnh hưởng rất lớn đến động lực làm việc của người lao động. Công nghệ hiện đại quan hệ tỷ lệ thuận với chất lượng và tỷ lệ nghịch với số lượng người được sử dụng. Làm việc với công nghệ hiện đại tạo ra nhiều thách thức hơn cho người lao động, họ phải luôn phấn đấu nâng cao khả năng để làm chủ được cơng nghệ đó nếu khơng sẽ bị đào thải. Tuy nhiên, sự thay đổi công nghệ của tổ chức mà khơng có sự chuẩn bị tâm lý cho người lao động tức phải đào tạo cho họ về cơng nghệ mới thì có thể gây cho họ sức ép về tâm lý quá lớn và hậu quả là người lao động sẽ bỏ việc hoặc cản trở quá trình thay đổi. Ngược lại, nếu doanh nghiệp sử dụng cơng nghệ lạc hậu thì tính nhàm chán trong cơng việc tăng, không thúc đẩy người lao động sáng tạo vươn lên. Với tình hình của Việt Nam hiện nay, khi nguồn nhân lực nói chung rất dồi dào, giá rẻ, nếu doanh nghiệp biết lựa chọn công nghệ hợp lý vừa thúc đẩy sáng tạo của người lao động vừa tận dụng được ưu thế trên thị

trường lao động thì sẽ giúp doanh nghiệp giành được thế chủ động trong kinh doanh.

Điều kiện lao động: Điều kiện lao động tại nơi làm việc là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động bao gồm các yếu tố vệ sinh, tâm sinh lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ có tác động tới trạng thái chức năng cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại và tương lai. Các nhà khoa học đã chia nội dung điều kiện lao động thành bốn nhóm yếu tố: vệ sinh mơi trường (các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học, được tạo ra dưới tác động chủ yếu của công cụ lao động, đối tượng lao động và quy trình cơng nghệ); tâm sinh lý (yếu tố về tải trọng thể lực, thần kinh, tâm lý, được hình thành trong quá trình lao động); thẩm mỹ (kiến trúc không gian nơi làm việc, màu sắc và không gian nơi sản xuất, âm thanh và sự bố trí quy trình sản xuất phù hợp, bầu khơng khí tâm lý của tập thể lao động); kinh tế - xã hội (tạo ra do tác động của các mối quan hệ kinh tế - xã hội như định mức và tổ chức lao động, khả năng làm việc trong ca, tình trạng sức khỏe, tai nạn lao động, tiền lương, mức sống). Điều kiện lao động đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo cơng việc diễn ra suôn sẻ, đảm bảo duy trì khả năng làm việc và sức khỏe của người lao động.

Phong cách lãnh đạo: Quản trị là tiến trình thực hiện cơng việc thơng qua người khác. Khía cạnh quan trọng nhất của quản trị là làm sao phối hợp những nỗ lực của các cá nhân trong tổ chức để tạo thành sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện tốt các mục tiêu chung, đó chính là phong cách lãnh đạo của nhà quản lý. Tuy người quản lý không trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lại đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc chỉ hướng và điều phối hoạt động của nhân viên. Với tư cách là người quản lý trực tiếp, họ được xem như một huấn luyện viên chỉ dẫn cho cấp dưới cần phải làm gì và làm như thế nào. Chương trình huấn luyện có thể thực hiện khơng chính thức hoặc chính thức dưới sự hỗ trợ của bộ phận nhân lực. Đô i khi họ chính là tấm gương để cấp dưới noi theo. Với tư cách là người lãnh đạo bộ phận, thể hiện vai trị là người truyền đạt thơng tin, chịu trách nhiệm giải thích các chính sách, quy định của tổ chức cho cấp dưới để họ tự tuân thủ kỷ luật. Đồng thời, họ cũng là người nhận thông tin phản hồi, ý kiến đóng góp của cấp dưới để truyền tới bộ phận khác hoặc ban quản lý cấp cao. Để có thể khuyến khích cấp dưới đưa ra ý kiến đóng góp thì chính người quản lý

cần phải tạo được lịng tin và sự tơn trọng từ cấp dưới, phải biết chỉ rõ đề xuất nào hợp lý, điều gì chưa phù hợp và phải thể hiện được sự quyết đoán và khả năng thuyết phục trong công việc. Với tư cách là người quản lý cấp cao thì vai trị có thể là nhà tư vấn cho cấp dưới. Ở cương vị lãnh đạo với công việc rất bận rộn, nhưng cần dành thời gian lắng nghe tâm tư cấp dưới và đưa ra những lời khuyên hợp lý cho họ. Đồng thời cần tỏ thái độ quan tâm và chỉ dẫn để cấp dưới tìm ra cách giải quyết vấn đề theo cách hợp tình hợp lý. Sự giúp đỡ này sẽ được cấp dưới đánh giá rất cao và cấp dưới sẽ tôn trọng những người lãnh đạo quan tâm tới họ. Hơn nữa, người quản lý cần phải biết phân việc rõ ràng, giải quyết mâu thuẫn trong bộ phận công bằng khéo léo để các bên không bị tổn thương để tiếp tục hợp tác. Khi cấp dưới đã thực hiện nhiệm vụ, người quản lý trực tiếp cần đánh giá kết quả đó theo những quy định đã được xác lập một cách công bằng. Như vậy, phong cách lãnh đạo xuyên suốt quá trình quản lý. Nếu hành vi quản lý khơng đúng mực thì cấp dưới sẽ khơng hợp tác, phản kháng lại và sức mạnh tổng hợp trong tổ chức sẽ không thể đạt được.

Văn hóa doanh nghiệp: Văn hố doanh nghiệp là tồn bộ các giá trị văn hố được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Văn hóa doanh nghiệp được tạo thành từ tổng thể các mục tiêu, các chính sách quản lý, bầu khơng khí tâm lý của tập thể lao động, lề lối làm việc và các mối quan hệ nhân sự.

Tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động của doanh nghiệp, thành tựu của doanh nghiệp và nội dung văn hóa của doanh nghiệp đó. Họ nhận thấy rằng hầu hết các Cơng ty thành cơng đều duy trì, gìn giữ nền văn hóa doanh nghiệp của mình. Có sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong các Cơng ty. Mỗi nền văn hóa khác nhau có thể đưa ra một hệ thống văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Như văn hóa truyền thống của Nhật Bản, do hoàn cảnh sau chiến tranh thế giới đã tạo ra những nét đặc trưng. Đó là những người lao động Nhật Bản thường làm việc suốt đời cho một Công ty, công sở. Họ được xếp hạng theo bề dày công tác. Trong các Cơng ty của Nhật Bản đều có tổ chức cơng đồn. Các quyết định sẽ được ra theo quyết định của tập thể và các hoạt động đặc trưng đó có tên là Kaizen. Văn hóa doanh nghiệp kiểu Nhật đã tạo cho Cơng ty một khơng khí làm

việc như trong một gia đình, các thành viên gắn bó với nhau chặt chẽ. Lãnh đạo của Công ty luôn quan tâm đến các thành viên. Thậm chí ngay cả trong những chuyện riêng tư của họ như cưới xin, ma chay, ốm đau, sinh con... cũng đều được lãnh đạo thăm hỏi chu đáo. Vì làm việc suốt đời cho Cơng ty nên công nhân và người lao động sẽ được tạo điều kiện để học hỏi và đào tạo từ nguồn vốn của Cơng ty. Chính điều này đã thêm phần động lực lao động cho họ để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của mình nhờ vậy mà năng suất lao động được nâng cao, đạt được mục tiêu của tổ chức.

Do vậy ta thấy văn hóa doanh nghiệp nó trở thành món ăn tinh thần của tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp, hơn nữa văn hóa mạnh cịn giúp người quản lý và nhân viên xít lại gần nhau hơn. Người quản lý sẽ hiểu nhân viên nghĩ gì, những định hướng chính sách của tổ chức đã hợp lý chưa để điều chỉnh kip thời, làm cho cấp dưới tự giác tuân thủ và giảm sự giám sát trong cơng việc. Từ đó sẽ tạo được sự nhất trí cao giữa các thành viên, tăng sự hợp tác, sự trung thành và cam kết của các thành viên với tổ chức.

Chính sách nhân sự và sự thực hiện: Việc xây dựng các chính sách thường phụ thuộc vào mục tiêu của tổ chức bởi chính mục tiêu cho thấy lĩnh vực dùng người của tổ chức đó. Các chính sách nhân sự rất đa dạng bao quát các khía cạnh từ tuyển dụng, bố trí, đào tạo, đánh giá thực hiện công việc, thù lao lao động đến vấn đề bảo vệ lao động. Các chính sách này đưa ra các chỉ dẫn cho người quản lý cần làm gì đề phù hợp với mục tiêu của tổ chức và sự mong đợi của người lao động, chứ không phải là các luật lệ cứng nhắc. Các chính sách cần được sửa đổi cùng với quá trình phát triển của tổ chức. Bởi chúng có ảnh hưởng quan trọng tới việc thực thi của các cấp quản lý và tác động lớn đến người lao động như: cung cấp nơi làm việc an tồn; trả lương cao với người có kết quả cao; đảm bảo sự thăng tiến cho những người có năng lực và thành tích tốt; khuyến khích nhân viên làm việc hết khả năng và trung thành khi họ thấy rõ sự cơng bằng.

Để chính sách thực sự phát huy vai trò trong quản lý thì khi xây dựng doanh nghiệp cần phải diễn đạt rõ ràng, cụ thể và tránh mập mờ. Người quản lý cũng cần giải thích cho cấp dưới hiểu rõ và chấp nhận các chính sách đó. Nếu việc thực hiện chính sách lại khơng đúng với những điều đã nói hoặc khơng cơng bằng thì dù chính sách có hay tới đâu cũng chỉ là con số khơng. Cần tránh tình trạng “đầu voi - đi chuột” trong q trình thực hiện bởi nếu tình trạng đó cịn tồn tại sẽ làm

giảm sự cam kết của người lao động trong cơng việc. Chẳng hạn, chính sách của tổ chức là “ưu tiên tuyển con em vào làm việc” sẽ khuyến khích người trong tổ chức làm việc chăm chỉ để hy vọng người thân có thể được tuyển dụng khi doanh nghiệp có nhu cầu, nhưng đơi khi cũng triệt tiêu động lực nếu việc ưu tiên lại tuyển cả những người kém chất lượng thì họ sẽ có suy nghĩ có được cơng việc đó là đương nhiên mà khơng cần cố gắng. Hơn nữa, điều đó cịn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, người tài khơng muốn vào làm việc và nguồn nhân lực của tổ chức sẽ lâm vào tình trạng trì trệ và lạc hậu. Bởi vậy, doanh nghiệp cần có những chính sách quản lý phù hợp và sự cam kết thực hiện chính sách cơng bằng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế lao động PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT MÁY BAY VAECO 33 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w