Định hƣớng bảo vệ môi trƣờng du lịch vùng

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 85)

VI Đầu tƣ xúc tiến quảng bá, xây dựng

5.Định hƣớng bảo vệ môi trƣờng du lịch vùng

5. 1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường

5.1.1. Ô nhiễm chất hữu cơ trong môi trường nước: Môi trường nước mặt hầu hết ở các đô thị và lưu vực sông Nhuệ-Đáy bị ô nhiễm các chất hữu cơ, trị số hàm lượng các chất ô nhiễm của các thông số đặc trưng ô nhiễm hữu cơ đều vượt trị số giới hạn tối đa cho phép đối với nguồn nước loại B từ 2-6 lần, hàm lượng Coliform nhiều nơi cao hơn tới 2-3 lần.

Lưu vực sông Nhuệ - Đáy: Các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Nhuệ hiện nay đã bị ô nhiễm nặng, vượt mức cho phép của loại B1 theo QCVN nhiều lần, kéo theo đó là hệ thống sông Đáy và sông Châu Giang (Hà Nam) cũng bị ô nhiễm từ sông Nhuệ.

Tại Quảng Ninh Hơn 30 triệu m3

nước thải chưa qua xử lý từ hoạt động khai thác than hàng năm thải trực tiếp ra môi trường đã làm bẩn nguồn sinh thủy. Trong khi đó, đất nông nghiệp bị suy kiệt, giảm năng suất cây trồng, phát sinh nhiều loại dịch bệnh. Việc san lấp lấn biển hình thành nên các khu đô thị, dự án công nghiệp-dịch vụ ồ ạt cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm khu vực ven bờ, làm bồi lắng hệ thống luồng lạch.

Nguyên nhân chính: do xả thải không qua xử lí hoặc xử lí nhưng không đạt yêu cầu của các nguồn nước thải từ các cụm/khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất và kinh doanh dịch vụ.

5.1.2. Ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị ngày càng gia tăng: Ô nhiễm bụi, úng ngập, chất thải rắn chưa được thu gom và xử lí triệt để. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường (Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2010 & 2011): Ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã vượt quy chuẩn cho phép, chủ yếu là hàm lượng bụi cao hơn 1-2 lần. Đặc biệt, tại các công trình xây dựng, các nút giao thông trọng điểm, mức độ ô nhiễm không khí cao hơn gấp 5-6 lần quy chuẩn cho phép.

Ở các đô thị lớn khác như Hải Phòng, Quảng Ninh cũng xảy ra tình trạng tương tự. Nguyên nhân do quá trình đô thị hóa và hoạt kinh tế xã hội diễn ra mạnh mẽ ở các địa phương, trong khi đó hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng xã hội chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Nguồn khí thải, nước thải, chất thải rắn phát sinh ngày càng lớn nhưng lại không được xử lí hoặc xử lí không đạt yêu cầu kỹ thuật vệ sinh và đổ thẳng vào nguồn tiếp nhận.

5.1.3. Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề: Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống đang là một hướng phát triển kinh tế được nhiều địa phương lựa chọn, tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường tại chính các làng nghề đang gây cản trở tới các hoạt động phát triển du lịch làng nghề, dẫn đến giảm nguồn thu.

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề diễn biến ngày càng trầm trọng hơn. Ô nhiễm môi trường nước mặt tại các làng nghề chế biến lương thực, chăn nuôi, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, bị ô nhiễm các chất hữu cơ và kim loại nặng.

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 86

Kết quả khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đưa ra những con số đáng báo động: 100% mẫu nước thải ở các làng nghề có thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm.

Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề chế tác đá, tái chế kim loại bị ô nhiễm nặng nề. Chất thải rắn ở các làng nghề hầu như không được thu gom, phân loại và xử lí triệt để, gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Nguyên nhân: Do công nghệ sản xuất tại các làng nghề còn lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, không đủ năng lực tài chính và kỹ thuật để đầu tư cải tiến công nghệ và bảo vệ môi trường. Chưa có cơ quan nào chủ trì quản lí môi trường tại các làng nghề, hoặc quản lí còn lỏng lẻo và hiểu biết về bảo vệ môi trường của nhân dân ở các làng nghề còn rất hạn chế.

5.1.4. Ô nhiễm nước biển ven bờ: Theo kết quả điều tra của Viện Tài nguyên và Môi trường Biển (Bộ Tài nguyên và Môi trường), mỗi năm Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long phải hứng chịu khoảng 9.000 tấn chất hữu cơ lơ lửng, khoảng 135.000 tấn kim loại nặng và khoảng 777.500 tấn chất rắn lơ lửng hàng năm từ nguồn thải ven biển đổ vào vịnh. Hàm lượng dầu mỡ trong nước biển ven bờ ngày càng tăng. Đặc biệt là ở các khu vực Cửa Lục, gần cầu Bãi Cháy đều tăng dần trong 5 năm qua và thường xuyên cao hơn tiêu chuẩn cho phép.

Tại cảng Hải Phòng, theo thống kê của Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, năm 2008 có 394 tàu biển đến cảng yêu cầu được thanh thải nước thải lẫn dầu có thể gây ô nhiễm nặng với lượng thải là 4.578 tấn, trong đó có 2.561 tấn dầu cặn. Tại cụm cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, theo thống kê của các Cảng vụ hàng hải địa phương, những năm gần đây có khoảng 400 tàu xuất ngoại/tháng, lượng nước ballast cần thanh thải ước tính khoảng 430.000 - 710.000m3

/tháng

Nguyên nhân: Việc quản lí các nguồn thải dầu mỡ thải vào nước biển trong thời gian qua chưa được chặt chẽ, do vậy mà chưa có hiệu quả. Trong khi đó nguồn thải dầu mỡ từ hoạt động giao thông hàng hải, đánh bắt cá, hoạt động du lịch,... và đặc biệt là sự cố tràn dầu ngày càng tăng.

5.1.5. Đa dạng sinh học đang bị suy giảm nghiêm trọng: Sự suy thoái của các hệ sinh thái tự nhiên tiếp tục gia tăng, mặc dù tổng diện tích rừng tăng lên nhưng phần lớn là rừng trồng, các hệ sinh thái rừng tự nhiên đang bi suy giảm nghiêm trọng, rừng nguyên sinh có giá trị cao về đa dạng sinh học đang mất dần, các hệ sinh thái đất ngập nước đã bị tàn phá, chuyển đổi mục đích sử dụng 1 phần. Hiện nay nhiều khu vực rừng ngập nước thuộc vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Thủy đã bị chết. Đây là hậu quả của việc người dân địa phương tận dụng vùng đất ngập nước nuôi tôm theo phương pháp quảng canh cải tiến.Tại VQG Cúc Phương, lâm sản bị khai thác mạnh nhất là gỗ và củi, việc thu hoạch ốc, nấm, măng làm thức ăn cũng như việc đi lấy thân chuối làm thức ăn gia súc diễn ra thường xuyên. Hoạt động săn bắn và bán động vật hoang đã làm suy giảm nghiêm trọng số lượng các loài thú, chim và bò sát trong vườn. Về khai

thác du lịch, một lượng lớn du khách đến Cúc Phương cũng tạo khó khăn với việc quản lý. Hoạt động của vườn lại quá tập trung vào việc phát triển du lịch cũng làm giảm hiệu quả của công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Việc xây dựng các hồ nhân tạo trong vườn cũng dẫn đến một số khoảnh rừng bị phát quang và làm thay đổi chế độ thủy văn của vùng.

5.2. Dự báo tác động của hoạt động du lịch đến môi trường

5.2.1. Trong giai đoạn xây dựng phát triển du lịch: Trong giai đoạn xây dựng các khu du lịch, các hoạt động chủ yếu bao gồm san lấp chuẩn bị mặt bằng; khai thác vật liệu để xây dựng các công trình hạ tầng và dịch vụ du lịch; xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống cung cấp nước và năng lượng, hệ thống thu gom và xử lý chất thải...); xây dựng các công trình dịch vụ du lịch; các hoạt động vận chuyển; v.v.

Các hoạt động này sẽ tác động làm ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan, môi trường sống (nơi cư trú) của nhiều loài sinh vật, làm tăng nguy cơ mất cân bằng trong phát triển các hệ sinh thái,... Tác động này thường nhận thấy rõ khi phát triển xây dựng các khu du lịch ở những khu vực có môi trường nhạy cảm như rừng ngập mặn ven biển, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

Theo định hướng phát triển không gian, dự báo các khu vực chịu áp lực lớn về môi trường trong quá trình phát triển du lịch gồm các trọng điểm phát triển du lịch:

- Khu vực Hà Nội và phụ cận.

- Khu vực ven biển: Hạ Long-Vân Đồn-Trà Cổ. - Khu vực Tràng An - Tam Cốc - Bích Động.

Tại các khu vực trên đều tập trung đầu tư phát triển nhiều khu điểm du lịch quốc gia và địa phương, dân cư tập trung đông, môi trường nhạy cảm.

5.2.2. Trong quá trình hoạt động du lịch: Trong quá trình hoạt động du lịch sẽ nảy sinh những tác động môi trường sau:

- Tăng áp lực ô nhiễm môi trường do lượng chất thải từ hoạt động của khách du lịch trong quá trình tham quan du lịch và từ các cơ sở dịch vụ du lịch.

- Tăng khả năng ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất và các hệ sinh thái từ các phương tiện dịch vụ vận chuyển, vui chơi giải trí, các cơ sở lưu trú...

- Tăng khả năng phát sinh các dịch bệnh do khách du lịch mắc phải từ nơi khác. - Tăng nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học do có nhu cầu về thực phẩm (đặc biệt là đặc sản), hàng lưu niệm (được làm từ các loài sinh vật quý hiếm) của du khách; do sự tập trung lượng lớn du khách trong mùa giao phối.v.v.

- Tăng nguy cơ xói mòn vùng cát ven biển do phát triển các khu du lịch biển. - Tăng nguy cơ ùn tắc giao thông, tăng áp lực đối với hệ thống hạ tầng xã hội, đặc biệt trong mùa du lịch, thời gian lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần.

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 88

Trong khuôn khổ quy hoạch vùng, theo tính tóan dự báo về lượng khách du lịch, các tiêu chuẩn Việt Nam về cấp, thoát nước thải và chất thải rắn, có thể tính toán lượng chất thải từ khách du lịch và các dịch vụ khác như sau:

a) Lượng nước thải sinh hoạt từ khách du lịch (Theo chỉ tiêu 150 - 200lít /người, ngày đêm):

- Giai đoạn 2011 - 2015:10.500 m3 + 18.500 m3 = 30.000 m3/ngàyđêm. - Giai đoạn 2016 - 2020: 14.000 m3 + 24.500 m3 = 38.500 m3/ngàyđêm. - Giai đoạn 2021 - 2025: 20.200 m3 + 30.000 m3 = 50.000 m3/ngàyđêm. - Giai đoạn 2026 - 2030: 25.000 m3 + 38.000 m3 = 63.000 m3/ngàyđêm.

b) Lượng chất thải rắn từ khách du lịch (Theo chỉ tiêu 0,5-1kg/người, ngày đêm): - Giai đoạn 2011 - 2015: 18.900 tấn + 22.800 tấn = 41.700 tấn/ngày đêm.

- Giai đoạn 2016 - 2020: 27.400 tấn + 30.000 tấn = 57.500 tấn/ngày đêm. - Giai đoạn 2021 - 2025: 37.000 tấn + 53.000 tấn = 90.000 tấn/ngày đêm. - Giai đoạn 2026 - 2030: 45.500 tấn + 67.500 tấn = 113.000 tấn/ngày đêm.

Đây là khối lượng rác thải không nhỏ và chủ yếu tập trung ở các trọng điểm phát triển du lịch như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình…, vì vậy có thể nói là một cảnh báo đối với môi trường để đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu những tác động trên.

5.3. Một số giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch

Để phát triển du lịch bền vững, ngay từ giai đoạn quy hoạch cần đề xuất những giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường. Việc đánh giá tác động môi trường và giải pháp cụ thể bảo vệ tài nguyên môi trường được thực hiện khi tiến hành lập các quy hoạch cụ thể và các dự án đầu tư. Trong khuôn khổ quy hoạch tổng thể chỉ đề xuất một số giải pháp chỉ mang tính định hướng và thuộc một trong các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch.

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 85)