Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 78)

III. CÁC ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN

3. Tổ chức không gian phát triển du lịch

4.2. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư

Trên cơ sở định hướng đầu tư phát triển toàn ngành nói chung, từ thực tế và nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, du lịch vùng ĐBSH&DHĐB xác định cần ưu tiên đầu tư các lĩnh vực then chốt sau:

- Phát triển hệ thống hạ tầng du lịch.

- Phát triển sản phẩm du lịch trong đó tập trung vào các sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thương hiệu du lịch vùng.

- Phát triển nguồn nhân lực du lịch

4.2.1. Phát triển hệ thống hạ tầng du lịch: Hệ thống hạ tầng du lịch được hiểu là toàn bộ hệ thống công trình như giao thông, cung cấp điện nước.v.v… phục vụ du lịch. Hệ thống này bao gồm:

- Hạ tầng khung các khu, điểm du lịch: Mạng lưới giao thông chính phân khu chức năng trong các khu, điểm du lịch; hệ thống cấp, thoát nước, xử lý chất thải, cung cấp điện, viễn thông và các công trình dịch vụ công cộng phục vụ du lịch tại các khu, điểm, đô thị du lịch.

- Hạ tầng đến các khu, điểm du lịch, các công trình giao thông nằm ngoài khu du lịch nhưng có ý nghĩa phục vụ hoạt động du lịch vùng như sân bay, nhà ga, bến cảng, trạm dừng chân.v.v..

Hạ tầng khung trong các khu, điểm du lịch được đầu tư từ nhu cầu vốn phát triển du lịch vùng theo tính toán dự báo. Đối với hạng mục này, Nhà nước tập trung hỗ trợ đầu tư theo thứ tự ưu tiên cho các khu du lịch trọng điểm để tạo tiền đề cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư phát triển các hạng mục công trình tiếp theo. Trong lĩnh vực này, đối với vùng ĐBSH&DHĐB giai đoạn từ nay đến năm 2030 cần tập trung đầu tư để phát triển đầy đủ số lượng, đảm bảo chất lượng tương đối đồng bộ, hiện đại phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch của vùng.

Hạ tầng đến các khu, điểm du lịch thuộc nguồn vốn phát triển hạ tầng xã hội của các ngành liên quan. Ngành du lịch cần xác định rõ nhu cầu để kiến nghị với các ngành, đặc biệt là ngành giao thông trong việc quy hoạch đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng liên quan đến du lịch. Những đề xuất cụ thể này được tiến hành khi lập quy hoạch từng địa phương hoạch quy hoạch cụ thể cho từng khu, điểm du lịch quốc gia.

4.2.2. Phát triển các công trình vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch

- Đầu tư xây dựng mới, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đã dược tính toán. Theo đó, về cơ sở lưu trú đầu tư phát triển số lượng theo yêu cầu của từng giai đoạn là: đến năm 2015 đạt 101.000 buồng; đến năm 2020 đạt 158.000 buồng, năm 2025 đạt 201.000 buồng và đến năm 2030 đạt 233.000 buồng lưu trú.

- Nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú hiện có trên cơ sở cân đối với số lượng đầu tư mới để đảm bảo đến năm 2015 có 10-12 % buồng đạt tiêu chẩn 3-5sao; năm 2020 có 15-18% đạt 3-5 sao và sau năm 2020 đạt 20-25%.

Đầu tư phát triển các công trình vật chất kỹ thuật du lịch như cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, thể thao cần nhu cầu vốn rất lớn vì vậy cần thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch để huy động nguồn vốn từ các thành phần tư nhân.

Hướng đầu tư các công trình vật chất kỹ thuật du lịch như sau:

- Ưu tiên phát triển những công trình ở vùng xa, biên giới, hải đảo, khó khăn. - Phát triển phù hợp nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch.

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 80

- Phát triển các sản phẩm đặc trưng vùng và tiểu vùng: Gồm sản phẩm gắn với văn minh lúa nước sông Hồng, với biển đảo Đông Bắc, với du lịch hang động và cảnh quan thiên nhiên vùng Nam sông Hồng.

- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có của vùng. - Đầu tư xây dựng thương hiệu du lịch vùng gắn với sản phẩm nổi bật, đặc trưng. Tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, đặc sắc theo vùng miền và dựa trên bản sắc văn hóa vùng ĐBSH; các loại hình du lịch biển; du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Nhà nước tập trung đầu tư phát triển hệ thống thương hiệu du lịch vùng, góp phần tạo dựng hình ảnh du lịch Việt Nam; Tăng cường đầu tư cho xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch, thực hiện tập trung theo chương trình, chiến dịch quảng bá thương hiệu.

4.2.4. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch: Du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc xác định chất lượng dịch vụ, trong đó chất lượng nguồn nhân lực du lịch là yếu tố quyết định sự phát triển du lịch toàn vùng vì vậy cần ưu tiên đầu tư theo hai hướng sau:

- Đầu tư phát triển đủ số lượng lao động du lịch theo yêu cầu của từng giai đoạn. - Đầu tư chiều sâu với trọng tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành.

Nhà nước hỗ trợ 0,5% vố từ ngân sách (khoảng 2.650 tỷ đồng) để đầu tư cho lĩnh vực này và tạo điều kiện xã hội hoá trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp về du lịch; đẩy mạnh đầu tư cho đào tạo quản lý, đào tạo tại chỗ, đào tạo giáo viên, giảng viên, đào tạo viên và hướng dẫn viên các ngoại ngữ hiếm và nâng cao nhận thức du lịch cho các cấp, các ngành liên quan đến du lịch và cộng đồng.

Ưu tiên đầu tư phát triển nhân lực du lịch vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số để từng bước tăng cường năng lực tham gia của cộng đồng dân cư.

4.2.5. Đầu tư phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch: Tài nguyên du lịch ngày càng bị hao mòn và cạn kiệt, môi trường du lịch ngày càng bị ô nhiễm vì vậy để bù đắp những hao mòn trên cần phải đầu tư phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường. Vốn đầu tư cho lĩnh vực này cần 1% tổng nhu cầu. Hướng đầu tư gồm:

- Đầu tư cho công tác điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch và hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch.

- Đầu tư bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích, di sản, quy hoạch phục hồi những công trình kiến trúc có giá trị để phát huy giá trị khai thác phục vụ du lịch hiệu quả.

- Đầu tư phát triển tài nguyên mới như bảo tàng, công trình văn hoá, công trình kinh tế - xã hội, khu vui chơi giải trí, thể thao.v.v…phục vụ tham quan du lịch.

- Đầu tư vào việc bảo vệ môi trường du lịch, giữ gìn cảnh quan, vệ sinh, trật tự và văn minh du lịch tại các khu, điểm du lịch; đầu tư tăng cường năng lực của các cơ sở dịch vụ du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu; năng lực phát triển du lịch xanh..

Nhà nước chỉ hỗ trợ từ nguồn kinh phí đầu tư ngành du lịch cho công tác điều tra, đánh giá tài nguyên, còn các công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường cần sử dụng nguồn vốn từ các ngành liên quan. Tăng cường phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương và địa phương liên quan trong việc lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, môi trường đặc biệt là các dự án phát triển làng nghề, trồng rừng, nuôi trồng thủy hải sản, nông thôn mới.

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)