Bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến động, nhiều yếu tố mới vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, trong đó có du lịch vùng ĐBSH&DHĐB.
1. Những cơ hội, thuận lợi
Ngoài những cơ hội, thuận lợi chung của cả nước, phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB có những cơ hội, thuận lợi riêng là:
- Vùng có vị trí gắn liền với Chương trình hợp tác “hai hành lang, một vành đai” giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai Vịnh Bắc Bộ. Vì vậy phát triển du lịch vùng có ảnh hưởng trực tiếp từ hệ thống cửa khẩu biên giới đường bộ như Lào Cai (tỉnh Lào Cai), Mòng Cái (tỉnh Quảng Ninh), Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn); các tuyến giao thông đường bộ trong đó có trục đường bộ AH14; tuyến đướng sắt xuyên Á; hệ thống san bay, cảng biển để liên kết phát triển du lịch với Trung Quốc, thị trường khách lớn nhất thế giới.
- Vùng có Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội của cả nước; Hải Phòng là một trong năm trung tâm quốc gia; lãnh thổ vùng bao gồm toàn
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 48
bộ vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc tạo tiền đề thuận lợi hơn các vùng khác cho phát triển du lịch.
- Vùng có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, nổi trội hấp dẫn khách du lịch:
Thứ nhất: Tài nguyên du lịch nhân văn gắn với các giá trị nền văn minh lúa nước sông Hồng. Vùng tập trung nhiều di tích quốc gia (2.232/3.150), đặc biệt cấp quốc gia (12/44) và Di sản văn hóa thế giới nhất (8/16) trong cả nước. Đây là thế mạnh nổi bật để phát triển hệ thống sản phẩm du lịch văn hóa thu hút khách du lịch.
Thứ hai: Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới, một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới là thế mạnh nổi bật so với các khu vực khác về cảnh quan biển đảo. Cảnh quan “Hạ Long cạn” Tràng An-Tam Cốc - Bích Động được công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt cũng là đặc thù mang tính cạnh tranh cao của vùng.
Thứ ba: Đa dạng sinh học cao với 6 vườn quốc gia, 2 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 7 khu rừng văn hóa lịch sử và môi trường...trong đó có vườn quốc gia Xuân Thủy là 1 trong 4 khu Ramsar thế giới của Việt Nam.
- Sự phân bố tài nguyên du lịch của vùng cũng có đặc điểm riêng, tập trung từng khu vực với những sắc thái khác nhau, thuận lợi cho việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch theo lãnh thổ.
- Vùng ĐBSH&DHĐB có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không phát triển, với Nội Bài và Cát Bi là cửa khẩu sân bay quốc tế quan trọng hàng đầu của đất nước, Móng Cái là cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc, một trong những thị trường du lịch lớn; cảng đường biển Hải Phòng, Quảng Ninh là cảng quốc tế đường biển quan trọng để phát triển khách du lịch quốc tế. Các dự án phát triển hạ tầng như: nâng cấp sân bay Nội Bài, Cát Bi, xây dựng mới sân bay Vân Đồn, tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội-Quảng Ninh, cảng tàu Hạ Long, Tuần Châu.v.v…tạo nên những cơ hội lớn để phát triển du lịch vùng.
- Vùng có sự quan tâm đầu tư nhiều của Nhà nước và các tổ chức ở nước ngoài, Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành trong đó có du lịch trên địa bàn vùng ngày càng được hoàn thiện; có nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động cao; mặt bằng đời sống dân cư cao thị trường vùng có sức mua lớn.
- Đứng về góc độ du lịch, hiện trạng phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB có Hà Nội là trung tâm du lịch cả nước và trục tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với cửa mở ra biển Đông, đến với các nước trong khu vực và quốc tế…Đây là tiền đề thuận lợi cho việc phát triển du lịch vùng với vai trò động lực đối với phát triển du lịch Việt Nam.
- Điểm xuất phát về du lịch cao hơn so với các vùng khác; trình độ, kinh nghiệm quản lý phát triển du lịch cao hơn mặt bằng chung cả nước.
2. Những khó khăn, thách thức
- Vùng ĐBSH&DHĐB là một trong những khu vực tập trung đông dân cư, với mật độ vào loại cao nhất nước (xấp xỉ 1.000 người/km2
, vùng trung tâm hơn 1.000 người/km2
gấp hơn 3 lần so với trung bình của cả nước). Đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng mật độ quá cao gây sức ép về nhiều mặt, nhất là các áp lực về môi trường và giải quyết việc làm.
- Vùng cũng là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy, hải sản như khai thác và chế biến than (Quảng Ninh), đóng và sửa chữa tàu biển (Hải Phòng, Quảng Ninh), nhiệt điện than (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hỉa Dương), xi măng… đồng thời đây cũng là một trong hai vựa thóc chính của đất nước.v.v..là những ngành kinh tế có tác động mang tính hai mặt đối với du lịch.
- Vùng ĐBSH&DHĐB cũng là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, xét về khía cạnh nào đó, sự thay đổi làm ảnh hưởng đến bộ mặt cảnh quan thiên nhiên.
- Vùng ĐBSH&DHĐB cũng là khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố thời tiết bất lợi như bão, lũ lụt, hạn hán… và của biến đổi khí hậu trong đó đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng.
- Sự suy thoái một số loại tài nguyên trong đó có tài nguyên du lịch.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng. - Việc vị trí vùng gắn liền với Chương trình hợp tác “hai hành lang, một vành đai” giữa Việt Nam và Trung Quốc bên cạnh những lợi thế cũng nảy sinh những khó khăn nhất định về sự phụ thuộc vào tính ổn định của quan hệ hợp tác và khả năng cạnh tranh trong hoạt động du lịch của các tỉnh trong vùng với các địa phương của Trung Quốc trong hành lang này.
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 50
PHẦN THỨ HAI
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC ĐẾN NĂM 2020, SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030