Liên kết phát triển du lịch

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 42)

II. HIỆN TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG (2000 2011)

10.Liên kết phát triển du lịch

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động mang tính liên kết cao. Thời gian qua các tỉnh vùng ĐBSH&DHĐB đã có những bước tiến nhất định trong việc liên kết vùng, liên kết ngành cho phát triển du lịch nhưng nhìn chung sự phát triển của du lịch các tỉnh trong vùng vẫn thiếu sự liên kết thống nhất và đồng bộ. Đánh giá liên kết phát triển du lịch thể hiện ở các lĩnh vực sau:

- Liên kết nâng cao chất lược sản phẩm dịch vụ: Ngành du lịch và các địa phương trong vùng đã có nhiều nỗ lực để thu hút du khách về nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng như công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Tuy nhiên, những hoạt động này còn manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp, tự phát và còn mang nặng lợi ích cục bộ địa phương. Chính vì vậy sản phẩm bị trùng lặp, chưa phát huy được thế mạnh đặc thù của sản phẩm du lịch toàn vùng.

- Liên kết xúc tiến quảng bá: Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch vùng còn mang tính riêng lẻ, không thật sự gắn kết với các ngành liên quan như hàng không và thương mại.v.v…dẫn đến tình trạng lệch pha nhau và kém hiệu quả. Bên cạnh đó, nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch vừa thiếu vừa không tập trung. Tính định hướng, đầu mối thực hiện của cơ quan quản lý du lịch và các hiệp hội du lịch với các doanh nghiệp còn hời hợt, hình thức, chưa sát thực, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nói chung.

- Liên kết xây dựng quy hoạch: Công tác liên kết trong lĩnh vực quy hoạch và kêu gọi đầu tư du lịch chưa tốt, thiếu tính tổng thể. Một số địa phương đã có những hoạt động đầu tư xây dựng, công nghiệp gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường, cảnh quan và hình ảnh điểm đến chung toàn vùng.

- Liên kết trong công tác phát triển nguồn nhân lực: Vùng ĐBSH&DHĐB có thủ đô Hà nội và thành phố Hải Phòng là những trung tâm đào tạo của quốc gia về các ngành kinh tế nói chung trong đó có du lịch, bên cạnh đso còn nhiều cơ sở đào tạo ở Nam Định, Quảng Ninh…Các cơ sở đạo tạo trên đã giúp cho công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch tòan vùng.

Tuy nhiên, liên kết đào tạo nhân lực ngành Du lịch theo nhu cầu xã hội ở trong nước chưa tốt. Liên kết giữa 3 nhà (Nhà nước-Nhà trường-Nhà sử dụng lao động) vẫn còn rời rạc, thiếu bài bản. Liên kết giữa các cơ sở trong mạng lưới đào tạo về du lịch chưa hiệu quả. Thông tin về định hướng phát triển nhân lực du lịch (nhất là thông tin dự báo nhu cầu lao động, các chuẩn ngành, nghề) đến các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp chưa thường xuyên; cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tự tìm tòi là chính, nên không biết đầy đủ nhu cầu đào tạo và nhu cầu nhân lực (cả số lượng, chất lượng và cơ cấu), làm cho cung không gặp cầu.

- Thiếu "nhạc trưởng" để đứng mũi chịu sào và làm công tác kích cầu, kết nối du lịch các tỉnh ĐBSH&DHĐB.

- Liên kết phát triển du lịch của các tỉnh vùng ĐBSH&DHĐB vẫn chỉ theo kiểu tận thu những lợi thế sẵn có và còn mang tính thời vụ, chộp giật.

- Việc quảng bá du lịch trong toàn vùng không có cùng một chủ đề, chủ điểm, hình ảnh thống nhất. Mỗi địa phương lại hoạt động riêng lẻ với nguồn lực hạn chế, kinh nghiệm và phương pháp kém hấp dẫn.

- Lâu nay, việc liên kết giữa các địa phương thực ra chỉ là liên kết trong việc tổ chức sự kiện, chứ chưa thật sự liên kết để cùng phát triển sản phẩm du lịch.

- Việc quy hoạch du lịch mang tính tự phát, thiếu tầm nhìn tổng thể đã khiến chất lượng dịch vụ kém đồng bộ, manh mún làm giảm sức hấp dẫn của sản phẩm và thương hiệu du lịch, lãng phí tài nguyên.

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 42)