Giải pháp về liên kết phát triển du lịch

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 98)

VI Đầu tƣ xúc tiến quảng bá, xây dựng

7.Giải pháp về liên kết phát triển du lịch

Du lịch vùng ĐBSH&DHĐB sẽ không thể phát triển mạnh và bền vững nếu không đặt trong mối quan hệ các địa phương trong vùng để khai thác bản sắc đặc trưng và thế mạnh của vùng. Do đó, giải pháp liên kết giữ vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch vùng. Nội dung của giải pháp gồm:

7.1. Tăng cường khả năng liên kết

Để góp phần tăng cường liên kết vùng phát triển du lịch trước hết cần phải tăng cường khả năng liên kết giữa các địa phương, các ngành. Cụ thể là:

- Tạo cơ chế bình đẳng, cởi mở, thông thoáng về liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương, các cấp các ngành trên địa bàn vùng trên tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt các địa phương có ngành du lịch phát triển, có nhiều tiềm năng cần giúp đỡ các địa phương yếu hơn.

- Tăng cường cơ sở vật chất liên kết phát triển du lịch vùng, trong đó đặc biệt chú trọng nâng cấp các công trình, môi trường du lịch trên tuyến liên tỉnh. Hệ thống giao thông các tỉnh đồng bằng sông Hồng có mạng lưới phát triển đến tất cả các khu vực,

tuy nhiên chất lượng vẫn còn hạn chế đặc biệt hệ thống đường bộ. Vì vậy trước mắt cần nâng cấp các trục giao thông liên tỉnh, bảo đảm đi lại thuận tiện. Bên cạnh đó, nâng cấp các cảng đường sông và phương tiện vận chuyển đường thủy. Để thực hiện giải pháp này cần tăng cường phối hợp liên ngành đặc biệt là giữa ngành Du lịch với các ngành Giao thông, Xây dựng…

7.2. Đổi mới nội dung liên kết

Việc liên kết đồng bộ để phát triển du lịch các tỉnh vùng ĐBSH&DHĐB không phải chỉ là việc kết nối các sự kiện, mà phải dựa trên những quy tắc nhất định. Để thực sự liên kết phát triển du lịch, cần thực hiện động bộ, toàn diện sự liên kết trong nhiều lĩnh vực như sau:

7.2.1. Liên kết và hợp tác quảng bá xúc tiến du lịch: Liên kết, hợp tác trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch đang là xu hướng phát triển chung về du lịch, hiệu quả từ việc liên kết và hợp tác đã đem lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia, học tập kinh nghiệm, trao đổi thông tin về thị trường, trợ giúp nhau trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch khi có sự xa cách về mặt địa lý... để mở rộng thị trường và tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch thì tất yếu cần phải liên kết và hợp tác.

Liên kết hợp tác xúc tiến quảng bá là xây dựng nội dung xúc tiến quảng bá vùng như một điểm đến. Lấy lợi thế và bản sắc của địa phương này để vực dậy điểm yếu của địa phương khác, từng bước mang lại sự phát triển đồng bộ, hài hòa.

Tổ chức xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước, chú trọng liên kết các cơ quan truyền thông có uy tín trong và ngoài nước. Đẩy mạnh liên kết với các cơ quan ngoại giao tại các nước là thị trường nguồn trong việc quảng bá và tạo dựng hình ảnh du lịch vùng.

7.2.2. Liên kết, hợp tác khai thác và phát triển thị trường: Thị trường khách du lịch phân bố khắp mọi nơi, trong khi đó sản phẩm du lịch thường nằm tại những vị trí xác định gọi là điểm đến. Các liên kết và hợp tác trong vùng bao gồm: liên kết và hợp tác giữa các sở du lịch của các tỉnh, giữa các sở với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh hoặc ngoài tỉnh, liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại mỗi tỉnh khác nhau... Việc liên kết này sẽ là một trong những cách thức quảng bá hữu hiệu hình ảnh du lịch tại mỗi điểm tới thị trường khách du lịch trong nước, thông qua sự hợp tác này sẽ tạo ra những đầu mối để khai thác và mở rộng thị trường du lịch cho mỗi điến.

Cùng liên kết và hợp tác với nước ngoài sẽ giảm bớt được nhiều chi phí như: chi phí nghiên cứu thị trường tại nước liên kết, chi phí quảng bá xúc tiến du lịch nước ngoài, tạo dựng được thương hiệu sản phẩm đối với thị trường nước ngoài, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm...việc nắm bắt và mở rộng thị trường nước ngoài sẽ trở nên dễ dàng hơn và hiệu quả khai thác, mở rộng thị trường sẽ tốt hơn.

Du lịch có tính đa ngành chính vì vậy việc hợp tác giữa du lịch với các ngành khác thực sự cần thiết trong việc khai thác và phát triển thị trường. Các hãng hàng không, đường sắt, vận tải thủy, vận tải bộ... là những lĩnh vực có ảnh hưởng không nhỏ

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 100

tới mỗi sản phẩm du lịch tại mỗi điểm đến, họ đồng thời là những phương tiện hữu hiệu trong công tác quảng bá và xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch.

Thời gian tới, đồng bằng sông Hồng cần xây dựng một kế hoạch tuyên truyền, quảng bá chung trong kế hoạch tổng thể liên kết phát triển du lịch. Từng địa phương nên chú trọng quảng bá để xây dựng thương hiệu du lịch trên cơ sở một sản phẩm, một loại hình du lịch đặc sắc nhất.

7.2.3. Liên kết, hợp tác trong phát triển sản phẩm: Hợp tác để phát triển tour, tuyến du lịch, kết nối các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương sẽ tạo ra một sản phẩm có tính liên vùng, đa dạng và phong phú sẽ tạo được sự hấp đẫn cho du khách. Kết nối các sản phẩm du lịch tại mỗi địa phương là xu thế phát triển tất yếu của sản phẩm du lịch. Sự hợp tác trong phát triển sản phẩm sẽ tạo ra lợi ích cho tất cả các bên tham gia hợp tác, các lợi ích đó là: thị trường du lịch sẽ được mở rộng, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng sản phẩm du lịch, nâng cao hiệu quả cạnh tranh, xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm du lịch, tạo được sự thống nhất trong khai thác sản phẩm du lịch tại mỗi điểm đến...

Các liên kết ở đây là các liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch trong ngành, hoặc với một số lĩnh vực khác có liên quan. Liên kết và hợp tác trong phát triển sản phẩm du lịch của vùng Đồng bằng sông Hồng trước hết là sự liên kết giữa các tỉnh trong vùng với nhau, tiếp đến là liên kết với các trung tâm du lịch lớn của cả nước như trung tâm du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, thành phố Đà Nẵng,.. cuối cùng là liên kết với các đối tác nước ngoài.

Ngoài nhóm sản phẩm du lịch đặc thù của toàn vùng, cần có các sản phẩm du lịch phát huy lợi thế về tính đa dạng, phong phú của tài nguyên du lịch trong vùng để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Do đó cần liên kết các địa phương trên bình diện tổng thể hoạch khu vực để đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Ví dụ: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình liên kết phát triển du lịch vùng ven biển đồng bằng sông Hồng, khai thác tiềm năng khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) và châu thổ sông Hồng (Thái Bình, Nam Định), hoặc kết nối dòng văn hóa Trần tại Nam Định trong mối liên hệ với các địa danh liên quan ở Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, thủ đô Hà Nội để khai thác và phát huy có hiệu quả hơn nữa giá trị văn hóa Trần hướng tới mục tiêu phát triển du lịch trong không gian văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng...

7.2.4. Liên kết xây dựng thương hiệu du lịch cho vùng: Phải xây dựng được thương hiệu du lịch vùng và thương hiệu mạnh của từng địa phương. Hai loại hình thương hiệu du lịch này phải bổ sung và kết nối trong tất cả các hoạt động du lịch. Có như vậy mới tạo được tính chuyên nghiệp, hoạt động du lịch có đẳng cấp. Ðây cũng là cơ sở để phân công nhiệm vụ, tùy thuộc vào hiệu quả kinh tế nội vùng và cũng là cơ sở để xây dựng nền tảng cho phép quảng bá du lịch lâu dài, hiệu quả. Liên kết cùng phát triển để bảo đảm tăng trưởng bền vững mang lại hiệu quả xã hội tốt đẹp đang là xu thế nền tảng, xích lại gần nhau hơn giữa các tỉnh, thành phố khu vực. Gạt bỏ tính cục bộ

để chủ động liên kết, hợp tác thật sự hiệu quả đang là thách thức và cũng là cơ hội đặt ra cấp thiết trước ngành du lịch - dịch vụ tại vùng hiện nay.

Ngoài ra các địa phương cũng cần có sự liên kết, phối hợp trong việc quản lý bảo vệ, khai thác tài nguyên và môi trường, liên kết trong vực đào tạo nguồn nhân lực, trong ứng dụng khoa học công nghệ.v.v…

Có thể thấy, sự liên kết, phối hợp hành động một cách đồng bộ, thống nhất và toàn diện là yếu tố quyết định đến sự phát triển của du lịch vùng. Ðiều này đòi hỏi ý thức trách nhiệm ở từng người, từng ngành, từng đơn vị và địa phương vì lợi ích phát triển chung. Sự liên kết yếu kém sẽ làm du lịch vùng phát triển với tốc độ chậm, đồng thời cũng ảnh hưởng tiêu cực đến việc triển khai thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

7.3. Mở rộng hình thức liên kết

Việc liên kết phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB, có thể được hình thành với nhiều hình thức khác nhau:

- Tất cả các địa phương trong vùng với chủ đề chung văn minh sông Hồng; - Từng nhóm địa phương với nhau theo chủ đề riêng như biển đảo Đông Bắc; sinh thái hang động hoặc các chủ đề văn hóa lịch sử theo triều đại phong kiến, theo đặc điểm về tài nguyên.v.v…

7.4. Xây dựng mô hình liên kết

Vùng là lãnh thổ mang tính chất chuyên ngành, không có tổ chức quản lý nhà nước vì vậy việc liên kết mang tính tự nguyện. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả của việc liên kết theo vùng cần xây đựng được mô hình liên kết và quy chế hoạt động thống nhất:

Chủ thể liên kết là các doanh nghiệp, hiệp hội du lịch; địa phương là nơi cung cấp sản phẩm, tạo môi trường thuận lợi cho liên kết; cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương là đầu mối liên kết, đóng vai trò nhạc trưởng.

Sự kết nối tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng chính là sự chia sẻ các sản phẩm du lịch trong cùng một tour du lịch với các sản phẩm đặc sắc nhất và là yếu tố hấp dẫn nhằm kéo dài thời gian lưu lại của du khách. Các địa phương trên cơ sở định hướng sản phẩm du lịch cần phối hợp phát triển sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp liên kết phát triển sản phẩm.

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 98)