VI Đầu tƣ xúc tiến quảng bá, xây dựng
1. Giải pháp về đầu tƣ
1.1. Cơ chế và chính sách đầu tư
- Nhà nước cần ban hành cơ chế chính sách ưu tiên, khuyến khích đầu tư phát triển tại các khu du lịch quốc gia, các khu du lịch trọng điểm khác, đặc biệt đối với các khu vực, các địa phương còn khó khăn; khuyến khích đầu tư phát triển các loại hình du lịch mới, các sản phẩm du lịch đặc thù.
- Thực hiện quốc tế hoá đầu tư phát triển du lịch để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những sản phẩm du lịch chất lượng cao, hấp dẫn, các khu du lịch quan trọng.
1.2. Huy động vốn đầu tư
Để giải quyết được nhu cầu đầu tư lớn, đảm bảo sự phát triển của ngành du lịch trên địa bàn vùng ĐBSH&DHĐB cần xem xét một số giải pháp lớn về vốn sau:
1.2.1. Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển du lịch
- Đảm bảo đủ 8% trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; thực thi năng động và hiệu quả các cơ chế, chính sách tài chính và các chính sách liên quan để tạo thuận lợi và thúc đẩy phát triển du lịch phù hợp với các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ.
- Cam kết mạnh mẽ của các địa phương trong đầu tư phát triển du lịch đặc biệt là cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá và phát triển sản phẩm. Những lĩnh vực ưu tiên đầu tư được xác định trong Quy hoạch phải được thực hiện nghiêm túc.
- Tăng cường huy động nguồn vốn ODA thông qua vay ưu đãi nước ngoài hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ cho các công trình đầu tư lớn như sân bay, bến cảng du lịch; tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế và các mối quan hệ song phương và đa phương để kêu gọi tài trợ không hoàn lại cho các chương trình phát triển nguồn nhân lực, tăng cường năng lực phát triển du lịch có trách nhiệm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
1.2.2. Huy động tối đa các nguồn vốn đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển du lịch
Huy động triệt để nguồn lực tài chính từ các thành phần kinh tế, của các tổ chức trong và ngoài nước để đảm bảo đủ nguồn vốn với cơ cấu 92% vốn đầu tư từ khu vực tư nhân.
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 90
- Thực hiện xã hội hóa triệt để để phát huy vai trò năng động của thị trường tài chính trong nhân dân; tạo cơ chế để các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế hộ gia đình, cá nhân có thể tham gia vào đầu tư du lịch. Kênh đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán sẽ thu hút luồng vốn đầu tư lớn vào ngành du lịch.
- Đa dạng hóa các loại hình đầu tư, tạo cơ chế thuận lợi, áp dụng thông thoáng cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cho các khu du lịch quốc gia thông qua mô hình BT, BOT; khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế về vị trí địa thế, đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với các công trình đầu tư du lịch.
- Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút và có cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thu hút nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
- Đẩy nhanh việc hình thành và đưa vào hoạt động Quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp du lịch. Quỹ phát triển khoa học công nghệ là quỹ do doanh nghiệp du lịch thành lập để đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ, sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu ban hành quy chế hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm cho các doanh nghiệp du lịch trên cơ sở nghiên cứu các mô hình trên thế giới và đang hoạt động tại Việt Nam.
- Khuyến khích (bằng nhiều hình thức thích hợp) doanh nghiệp du lịch đầu tư nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ, sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất của doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh.
1.3. Tăng cường phối hợp, liên kết trong lĩnh vực đầu tư
Các địa phương trong vùng cần liên kết, hợp tác đầu tư phát triển các công trình vật chất kỹ thuật du lịch để tăng cường khả năng liên kết như xây dựng các trạm dừng chân, cải tạo môi trường trên các tuyến du lịch quan trọng, các cầu cảng trên tuyến du lịch đường sông.v.v…