Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch vùng

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 101)

VI Đầu tƣ xúc tiến quảng bá, xây dựng

8. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch vùng

8.1. Giải pháp về quy hoạch du lịch với môi trường

Kết quả phân tích ảnh hưởng của du lịch đến môi trường bắt đầu từ công tác xây dựng công trình du lịch và trong quá trình hoạt động du lịch. Vì vậy, quy hoạch du lịch cần được xem là yếu tố quan trọng bậc nhất để bảo vệ môi trường.

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 102

ngoạn yên tĩnh, vùng xem, ngắm động vật, thực vật v.v…và những tác động đến môi trường để có hướng đánh giá tác động môi trường khác nhau.

Quy hoạch du lịch cần tính toán cụ thể và đề xuất các giải pháp về không gian, về kiến trúc cảnh quan để hạn chế những tác động đến môi trường.

Trong quy hoạch du lịch việc thiết lập các tuyến thăm quan sẽ có ý nghĩa quan trọng nhằm định hướng hoạt động du lịch. Các tuyến phải đảm bảo sự an toàn cho các giống loài quý hiếm, các khu sinh thái nhạy cảm nhất. Chúng kéo dài thời gian lưu trú của khách, tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ du lịch, tiếp cận tốt hơn với những dịch vụ, song lại ít tác động nguy hại nhất với bảo tồn. Các tuyến tham quan có tầm quan trọng đặc biệt trong bất cứ một khu du lịch nào, cần được chú ý đầy đủ ở vườn quốc gia hoặc các địa điểm du lịch mới hoặc đang phát triển.

8.2. Luật pháp và chính sách về bảo vệ môi trường

Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi trường trên cơ sở triển khai Luật Bảo vệ môi trường và các Luật khác có liên quan; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn ngành về thiết kế và xây dựng các công trình du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường.

Tăng cường biện pháp quản lý trong xây dựng, phát triển và kinh doanh du lịch; chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, các điểm du lịch, khu du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường. Áp dụng chế độ xử phạt rõ ràng đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Các công cụ kinh tế được sử dụng nhiều để quản lý và bảo vệ môi trường gồm:

+ Thuế và phí môi trường: Thuế và phí môi trường được sử dụng nhằm tạo một hành lang pháp lý để điều chỉnh trực tiếp hành vi của các chủ thể gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo lập và sử dụng nguồn kinh phí trực tiếp đó để đầu tư xây dựng các biện pháp cải thiện, bảo vệ hệ sinh thái.

Đối tượng nộp thuế là các tổ chức cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế quốc doanh, không phân biệt ngành nghề, hình thức khai thác, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, có địa điểm lưu động hay cố định có khai thác, sử dụng tài nguyên lòng đất, mặt đất, mặt nước...

Phí môi trường phần lớn dành cho hoạt động bảo vệ môi trường, tính trên lượng phát thải của chất ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm hoặc khắc phục tác động tiêu cực do chất ô nhiễm gây ra đối với môi trường.

+ Giấy phép mua bán (Cota): Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào môi trường, sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằng cách phát hành những giấy phép thải gọi là côta gây ô nhiễm và chính thức công nhận quyền được phát thải một lượng chất gây ô nhiễm nhất định vào môi trường trong một giai đoạn nhất định cho các nguồn thải.

+ Ký quỹ môi trường: Là công cụ kinh tế được áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra ô nhiễm môi trường. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các

doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền nào đó đủ lớn để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi trường. Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường. Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu doanh nghiệp có các biện pháp chủ động khắc phục, không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái ra môi trường như đúng cam kết thì số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả lại cho xí nghiệp. Nếu xí nghiệp không thực hiện đúng cam kết hoặc phá sản, số tiền trên sẽ được rút ra từ tài khoản ngân hàng chi cho công tác khắc phục sự cố.

Hiện nay, những lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh thường sử dụng hình thức ký qũy môi trường là khai thác khoáng sản, khai thác rừng hay một số các nguồn tài nguyên khác…Đối với các doanh nghiệp du lịch cũng cần phải kí quỹ môi trường trước khi tham gia kinh doanh du lịch.

+ Nhãn sinh thái: Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam phải hội nhập và tuân thủ những giá trị kinh doanh chung của thế giới, trong đó có các giá trị về bảo vệ môi trường. Các ngành tiêu biểu gồm, lâm sản xuất khẩu và thủy sản, ngành du lịch hiện nay chưa được áp dụng một cách bào bản. Do vậy, nếu ngành du lịch áp dụng nhãn sinh thái sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn trong bảo vệ tài nguyên và môi trường

8.3. Giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu

Xác định biến đổi khí hậu ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển du lịch vùng nhất là đối với việc bảo vệ nguyên và môi trường du lịch, vì vậy để góp phần thực hiện quy hoạch, cần thiết phải có các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

8.3.1. Nâng cao nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu: Cần thiết nâng cao nhận thức toàn xã hội về tác động của BĐKH đối với hoạt động phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển vì đây là nội dung mới. Việc nâng cao nhận thức thể hiện bằng nhiều hình thức tuyên truyền bằng phim ảnh; giáo dục; tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn.v.v… gắn liền với giáo dục nâng cao nhận thức về ngành.

8.3.2. Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực du lịch

Hoàn thành nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực du lịch” trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH; tiến tới thực hiện, lồng ghép các phương án thích ứng với BĐKH trong các quy hoạch cấp vùng và địa phương. Điều chỉnh quy hoạch và các mục tiêu phát triển phù hợp với mức độ tác động của BĐKH đối với hoạt động du lịch ở từng khu vực lãnh thổ cụ thể.

Tích cực tham gia các hoạt động trồng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ ven biển, trên các đảo nơi có hoạt động du lịch nhằm hạn chế tác động trực tiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lốc, v.v.), nước dâng do bão và gió mùa, xói lở đường bờ do mực nước biển dâng, v.v.

Trong những trường hợp đặc biệt, cần có phương án xây dựng đê, kè chắn sóng để bảo vệ những đối tượng tài nguyên du lịch, hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có giá trị cấp quốc gia, quốc tế. Những phương án này cần được tính toán thận

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 104

trọng, có cơ sở khoa học với sự hỗ trợ của các chuyên gia từ các ngành khoa học có liên quan như địa lý, địa chất, hải dương học, xây dựng công trình, v.v.

Việc xây dựng hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở những khu vực được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng mạnh của BĐKH theo kịch bản do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố cần được tính toán kỹ lưỡng để hạn chế tới mức thấp nhất tác động của BĐKH, đặc biệt ở vùng ven biển, đảo.

Đối với hoạt động lữ hành ở những khu vực chịu tác động mạnh của BĐKH, cần xây dựng các phương án ứng phó trong trường hợp chương trình du lịch đang thực hiện bị ảnh hưởng mạnh bởi tác động bất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan.

8.3.3. Tăng cường năng lực giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu trong lĩnh vực du lịch

Khuyến khích phát triển du lịch sinh thái và các loại hình du lịch thân thiện với môi trường phù hợp với lý luận và thực tiễn.

Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng góp phần tích cực vào nỗ lực giảm nhẹ tác động của BĐKH đến phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.

Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng – thuỷ triều thông qua các hoạt động xếp hạng “thân thiện với môi trường”, phát triển tiêu chuẩn “Nhãn sinh thái” cho các cơ sở dịch vụ du lịch, trong đó tiêu chí sử dụng năng lượng thay thế sẽ được xem là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu.

Để khuyến khích việc sử dụng năng lượng tái tạo trong hoạt động du lịch, nhà nước cần có chính sách ưu tiên tín dụng với hỗ trợ một phần từ ngân sách để đầu tư ban đầu cho chuyển giao công nghệ và lắp đặt thiết bị điện sử dụng năng lượng thay thế (điện mặt trời, điện gió, điện sóng-thuỷ triều, điện sinh học)

Khuyến khích các doanh nghiệp triển khai áp dụng mô hình “3R”, có chính sách ưu đãi tín dụng, hỗ trợ từ ngân sách hoặc giảm thuế cho các doanh nghiệp đặc ký sử dụng mô hình “3R”, coi đây là tiêu chí xếp hạng “thân thiện với môi trường” với tiêu chuẩn “Nhãn sinh thái”.

Tăng cường quản lý hoạt động du lịch theo “sức chứa” nhằm hạn chế tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường tự nhiên.

8.4. Giải pháp về kỹ thuật khắc phục sự cố về môi trường

8.4.1. Nghiên cứu xác định mức chịu tải của các khu du lịch nhằm ngăn chặn các sự cố do quá tải: Tài nguyên và môi trường ở một khu du lịch sẽ không được bảo vệ tốt nếu phát triển du lịch quá mức chịu tải, do vậy việc nghiên cứu mức chịu tải của một khu du lịch và duy trì sự phát triển du lịch trong chừng mực đó là hết sức quan trọng.

Sức chịu tải ở đây được thể hiện là các chỉ số quan tâm nhất tại một địa điểm nhất định trong một phân khu nhất định, thiết lập được các tiêu chuẩn cho các chỉ số giới hạn cho các thay đổi có thể chấp nhận được.

8.4.2. Nghiên cứu các kỹ thuật duy trì, phục hồi và bảo vệ các tài nguyên du lịch: Như chúng ta đã biết tác động của hoạt động du lịch lên tài nguyên tự nhiên là rất lớn, hầu hết các hoạt động du lịch đều dựa trên sự tồn tại và mức độ đa dạng của tài nguyên do vậy sự suy giảm của tài nguyên là ít hay nhiều chứ không thể tránh khỏi. Nghiên cứu những quy luật ảnh hưởng của du lịch đến tài nguyên và khả năng phục hồi của tài nguyên để xây dựng được những biện pháp kỹ thuật duy trì và phục hồi chúng.

Những công trình nghiên cứu trước tiên phải tập trung vào việc giảm thiểu các tác động cơ học đến tài nguyên như việc dẫm đạp lên cây non, chặt phá rừng, khai thác cát… Các loài động vật, thực vật quý hiếm và các loài đặc hữu là nguồn tài nguyên vô cùng hấp dẫn khách du lịch cần phải có những biện pháp khoanh nuôi bảo vệ để khôi phục và nhân giống.

Trong quá trình xây dựng và triển khai các dự án cần tính đến tác động lên tài nguyên và môi trường của các dự án đó. Các dự án xây đường ra đảo và đường giao thông trong rừng rất có thể ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật, làm chia cắt sinh cảnh, vô hình chung đã tạo ra mô hình sinh học đảo làm các loài động vật, thực vật khó có khả năng sinh sản để duy trì giống nòi dẫn đến suy giảm tài nguyên.

8.4.3. Xây dựng mạng lưới giám sát quan trắc, đánh giá tài nguyên: Mạng lưới giám sát tài nguyên dựa trên sự phối hợp chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương. Hoạt động bảo vệ, giám sát và đánh giá phải mang tính chất liên vùng, bởi tài nguyên không chỉ phân bố trong một địa phương, do vậy cần phải có sự phối kết hợp hài hòa giữa các cơ quan chức năng.

Sự đánh giá về số lượng, chất lượng tài nguyên cần phải thực hiện thường xuyên và lâu dài dựa trên sự giám sát tài nguyên để có được những dự báo về sự biến đổi tài nguyên nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời.

8.4.4. Ứng dụng khoa học công nghệ để quản lý tài nguyên và môi trường: Ngày nay, người ta ứng dụng công nghệ Viễn thám (Remote Sensing-RS) và Hệ thống thông tin địa lý (Geoghraphical Information System-GIS) trong quản lý tài nguyên và môi trường rất phổ biến và coi như một công cụ không thể thiếu được trong bất cứ nghiên cứu nào, công cụ này đã chứng minh được vai trò của chúng và đem lại hiệu quả rất cao đặc biệt là khi nghiên cứu trên diện rộng phù hợp với sự phân bố của tài nguyên thiên nhiên.

Tài nguyên và môi trường du lịch là những yếu tố dưới tác động của các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của con người. Nếu không có được những công cụ đủ mạnh để quản lý sự biển động đó theo không gian và thời gian thì khó có thể kiểm soát kịp thời, có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và ngăn chặn sự suy giảm tài nguyên. Để bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên du lịch cần phải kiểm kê tài nguyên, đánh giá, xếp loại tài nguyên, và nghiên cứu biến động tài nguyên.

Kiểm kê tài nguyên được thực hiện một cách dễ dàng nhờ hệ thống GIS kết hợp với RS, với ứng dụng của các công cụ này sẽ cho phép người sử dụng thống kê được tài nguyên trên diện rộng, ví dụ như số lượng các hang động, các vườn Quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên hay diện tích rừng… Kèm theo các thông số về thống kê hệ

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 106

GIS còn có thể cung cấp kèm theo sơ đồ phân bố các tài nguyên đó với các chú giải cần thiết giúp ta nắm bắt được tốt hơn.

Việc đánh giá phân loại cũng có thể thực hiện một cách tự động nhờ công cụ của GIS với mô hình phân loại phù hợp Đối với nghiên cứu biến động tài nguyên sử dụng kỹ thuật chồng ghép bản đồ trong hệ thống GIS cho phép đưa ra những đánh giá thích hợp phục vụ cho mục đích quản lý và bảo tồn tài nguyên.

8.4.5. Xây dựng và bảo tồn hệ thống tài nguyên du lịch trên địa bàn vùng và từng địa phương: Gồm khoanh định các tài nguyên có tính đa dạng sinh học cao như các sinh thái biển, rạn san hô, rừng quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, các di tích thiên nhiên đã được xếp hạng; khu vực cảnh quan; di tích văn hoá lịch sử,v.v.. dễ bị ảnh hưởng do các hoạt động phát triển du lịch và các hoạt động phát triển kinh tế khác như cảng biển, khai thác nuôi trồng thủy sản, xây dựng; tổ chức theo dõi thường xuyên những biến động để có những giải pháp kịp thời khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch; quản lý chặt chẽ những hoạt dộng du lịch và hoạt động kinh tế xã hội khác có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ tài nguyên môi trường du lịch.

8.5. Giải pháp về đào tạo, giáo dục môi trường

8.5.1.Tăng cường giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục công tác điều tra, nghiên cứu và quản lý tài nguyên, môi trường: Mở rộng và đổi mới hình thức giáo dục, đào tạo về bảo vệ môi trường với mục tiêu xây dựng một nguồn nhân lực có

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)