Vị trí, vai trò của du lịch vùng ĐBSH&DHĐB

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 25)

II. HIỆN TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG (2000 2011)

1.Vị trí, vai trò của du lịch vùng ĐBSH&DHĐB

Thời gian qua, du lịch vùng ĐBSH&DHĐB phát triển và ngày càng khẳng định vị trí quan trong đối với phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh trong vùng và vai trò động lực đối với du lịch cả nước, thể hiện qua các mặt sau:

1.1. Vị trí, vai trò du lịch vùng đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng

1.1.1. Vị trí của ngành du lịch: Nhờ có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng và nổi trội thời gian qua du lịch các địa phương trong vùng phát triển phát triển với tốc độ nhanh. Du lịch phát triển và ngày càng khẳng định là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của địa phương. Các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng, Vĩnh Phúc tỷ trọng ngành du lịch trong khối dịch vụ và trong cơ cấu kinh tế chung đạt cao. Các địa phương khác, tuy mức độ đóng góp so với GDP toàn tỉnh còn khiêm tốn những đã có bước chuyển dịch và đang từng bước được tăng lên.

1.1.2. Vai trò của ngành du lịch

- Du lịch vùng ĐBSH&DHĐB phát triển góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho các tỉnh trong vùng: Phát triển du lịch sẽ thu hút khách du lịch đến vùng, tăng nguồn thu từ khách du lịch, tăng giá trị GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của các tỉnh. Thực tế hiện nay, GDP du lịch tăng nhanh, từng bước được khẳng định là ngành có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi địa phương trong vùng.

- Du lịch vùng ĐBSH&DHĐB phát triển góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng dân cư và công tác xoá đói giảm nghèo: Phát triển du lịch vùng, ngoài việc thu hút lực lượng lao động trực tiếp, sẽ lôi kéo theo một lượng lớn lao động gián tiếp ngoài xã hội nhờ sự xuất hiện những ngành nghề phục vụ du

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 26

lịch như đưa đón khách, sản xuất hàng thủ công, dịch vụ ăn uống.v.v..góp phần làm tăng thu nhập cho người dân, có ý nghĩa trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo.

- Du lịch vùng ĐBSH&DHĐB phát triển góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho xã hội: Phát triển du lịch đi đôi với việc xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước sạch.v.v..các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, công viên tổng hợp, khách sạn, nhà hàng,.v.v...góp phần làm giàu thêm cơ sở vật chất kỹ thuật cho địa phương, cải tạo bộ mặt nông thôn và thành thị trong vùng. Thực tế vừa qua đã có một số công trình vật chất kỹ thuật du lịch góp phần làm đẹp thêm bộ mặt các tỉnh, các thành phố lớn vùng đất liền và hải đảo.

- Du lịch vùng ĐBSH&DHĐB phát triển góp phần nâng cao dân trí: Ngoài việc làm tăng thu nhập cho địa phương góp phần nâng cao đời sống về vật chất, phát triển du lịch còn có vai trò nâng cao dân trí nhờ sự mở rộng giao tiếp của người dân với khách du lịch. Những sự kiện quan trọng hay các lễ hội trên địa bàn sẽ góp phần nâng cao nhận thức về du lịch cho nhân dân trong vùng.

- Du lịch vùng ĐBSH&DHĐB phát triển góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, các giá trị cảnh quan thiên nhiên góp phần phát triển bền vững: Du lịch phát triển góp phần gìn giữ và làm tăng các giá trị cảnh quan, các di tích, các giá trị văn hoá bản địa. Thông qua tuyên truyền quảng bá và sự giao lưu của khách du lịch, các giá trị về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc trong vùng sẽ được quảng bá rộng rãi trong nước và quốc tế.

- Phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB có ý nghĩa đặc biệt là góp phần củng cố và giữ vững quốc phòng, an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội dọc biên giới và vùng biển và hải đảo: Đi đôi với việc phát triển về kinh tế, khai thác tài nguyên du lịch là một bước khẳng định chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là khu vực biên giới, hải đảo Đông Bắc Việt Nam.

1.2. Vị trí, vai trò du lịch vùng đối với du lịch Việt Nam

Vùng ĐBSH&DHĐB là một trong bảy vùng du lịch của cả nước và giữ vị trí quan trọng đối với du lịch Việt Nam.

- Là một trong những vùng động lực về du lịch của cả nước: Vùng ĐBSH&DHĐB có nhiều tài nguyên du lịch nổi trội đặc biệt là các tài nguyên văn hóa gắn với giá trị của nền văn minh lúa nước sông Hồng là cơ sở phát triển các sản phẩm đặc trưng, nổi bật cho ngành du lịch Việt Nam.

Lãnh thổ vùng được định hướng phát triển 9 khu du lịch quốc gia, 8 điểm du lịch quốc gia và nhiều khu, điểm du lịch quan trọng khác

Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng Quảng Ninh là những địa bàn trọng điểm du lịch của cả nước. Thời gian qua vùng đã thu hút trung bình từ 30-40 % lượng khách quốc tế và xấp xỉ 30% lượng khách nội địa đến du lịch so với cả nước. Tổng thu từ du lịch luôn chiếm hơn 30% nguồn thu từ du lịch của cả nước, đứng thứ nhất và thứ hai trong bảy vùng.

- Vùng có Thủ đô Hà Nội là một trong hai trung tâm du lịch lớn của quốc gia, có các cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài, Cát Bi, Vân Đồn; cảng biển quốc tế Hải Phòng, Quảng Ninh; Hà Nội là Trung tâm du lịch quốc gia, Quảng Ninh là địa bàn trọng điểm du lịch là những nơi thu hút khách hàng đầu của cả nước và là đầu mối phân phối khách du lịch quốc tế cho các địa phương khu vực phía Bắc.

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 25)