Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 90)

VI Đầu tƣ xúc tiến quảng bá, xây dựng

2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Trong thời gian tới, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB là xây dựng được đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đảm bảo về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nhanh và bền vững.

Theo dự báo của quy hoạch, nhu cầu nhân lực về số lượng tại thời điểm năm 2020 của các địa phương trong vùng ĐBSH&DHĐB là 998.300 người, trong đó 298.000 lao động trực tiếp trong du lịch và 700.300 lao động gián tiếp. Về chất lượng, nhân lực du lịch vùng phải được trang bị đúng và đủ kiến thức, kỹ năng, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp; tinh thần thái độ phục vụ chu đáo tận tuỵ; có năng lực ngoại ngữ, tin học đảm bảo yêu cầu của từng nghiệp vụ cụ thể. Về cơ cấu, nhân du lịch của mỗi địa phương trong vùng phải đảm bảo hợp lý giữa

các trình độ đào tạo (trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp); giữa các loại công việc (quản lý, giám sát và lao động trực tiếp); giữa các chuyên ngành và lĩnh vực (khách sạn, nhà hàng, lữ hành, các dịch vụ khác); giữa các nghề (lễ tân, phục vụ buồng, chế biến món ăn, hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour, nhân viên đại lý lữ hành, điều khiển phương tiện vận chuyển khách...); giữa các địa phương trong vùng.

2.1.Quan điểm phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng

Để góp phần phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB, cần quán triệt 4 quan điểm chủ đạo trong phát triển nguồn nhân lực du lịch:

1) Phải huy động mọi nguồn lực ưu tiên đặc biệt cho phát triển nguồn nhân lực du lịch nhằm tạo ra một sự phát triển vượt bậc của nguồn nhân lực du lịch trong thời gian tới. Phát triển nguồn nhân lực du lịch sẽ là yếu tố quyết định đến sự nghiệp phát triển ngành Du lịch trong giai đoạn mới.

2) Phát triển nguồn nhân lực du lịch phải xuất phát từ công cuộc đổi mới, phát huy thành tựu của đổi mới, gắn với Chiến lược phát triển Du lịch và Quy hoạch phát triển nhân lực du lịch của cả nước và từng địa phương trong vùng ĐBSH&DHĐB, phục vụ đắc lực cho việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 của mỗi địa phương và cả vùng, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế sâu và toàn diện.

3) Phát triển nguồn nhân lực du lịch là trách nhiệm của toàn xã hội. Nhà nước, nòng cốt là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Chính quyền của các địa phương trong vùng, có trách nhiệm quản lý và tạo điều kiện cho đào tạo và sử dụng hiệu quả nhân lực du lịch; cơ sở đào tạo du lịch phải có trách nhiệm cung cấp nhân lực đạt yêu cầu thị trường và doanh nghiệp du lịch phải sử dụng hợp lý và hiệu quả lao động du lịch, khuyến khích và chủ động tích cực tham gia vào quá trình phát triển nguồn nhân lực du lịch tại doanh nghiệp và mạng lưới cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch. Thúc đẩy xã hội hoá giáo dục-đào tạo và thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, theo nhu cầu thị trường, nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của người học, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người, nhất là những người làm du lịch và có nhu cầu làm du lịch.

4) Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá, phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng phải đáp ứng yêu cầu quốc tế, từng bước đạt những tiêu chuẩn chung và được thừa nhận trong khu vực và thế giới, tạo tiền đề cho tự do di chuyển lao động quốc tế. Do vậy đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch phải có chất lượng cao được khu vực và quốc tế công nhận rộng rãi. Vì thế đòi hỏi cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch trong vùng phải được đầu tư hiện đại tầm cỡ khu vực và quốc tế; hoạt động đào tạo du lịch vươn khỏi phạm vi mỗi địa phương, từng vùng và quốc gia.

3.2. Các phương thức phát triển nhân lực du lịch vùng

Cần tập trung vào 3 phương thức mang tính chiến lược chủ yếu: Ưu tiên, khuyến khích; tạo và huy động nguồn lực và liên kết, hợp tác và hội nhập quốc tế trong phát triển nhân lực từng địa phương và cả vùng.

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 92

Phương thức thứ nhất xuất phát từ điều kiện hiện nay của nước ta nói chung và vùng ĐBSH&DHĐB nói riêng. Các lĩnh vực mà các địa phương trong ĐBSH&DHĐB cần ưu tiên, khuyến khích trước hết là:

- Phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành về từng lĩnh vực chuyên sâu của hoạt động du lịch;

- Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch;

- Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước, nhất là công chức cấp tỉnh và cấp huyện;

- Hoàn thiện cơ chế chính sách để khuyến khích xã hội hoá đào tạo du lịch.

Phương thức thứ hai là tạo và huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực du lịch. Phương thức này thực chất bắt nguồn từ quan điểm xã hội hóa giáo dục và đào tạo. Trong phương thức này không chỉ có Nhà nước mà cả cộng đồng, cá nhân, các thành phần kinh tế, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân nước ngoài đều có điều kiện thuận lợi và có nghĩa vụ tham gia vào quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch cho vùng.

Phương thức thứ ba là liên kết, hợp tác và hội nhập quốc tế tạo sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa 3 nhà: Nhà nước - Nhà trường - Nhà sử dụng lao động trong quá trình phát triển nhân lực du lịch cho vùng ĐBSH&DHĐB. Nhà nước tạo môi trường pháp lý, tạo chuẩn quốc gia về nhân lực làm cơ sở cho đào tạo và sử dụng lao động, thúc đẩy và kiểm tra, giám sát đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch liên kết với nhau và với doanh nghiệp du lịch; các doanh nghiệp du lịch liên kết với nhau và với cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch để tạo nguồn lực cho nhau, để kiểm định đầu ra của cơ sở đạo tạo, dạy nghề du lịch, nâng cao và chuẩn hóa đầu vào cho cơ sở sử dụng lao động du lịch, điều chỉnh các hoạt động của từng đơn vị. Liên kết này sẽ bền vững nhờ việc quan tâm huy động nội lực để thực hiện; đồng thời chú trọng hợp tác và hội nhập quốc tế để có thêm nguồn tài chính, kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm để phát triển nguồn nhân lực, trước tiên là phát triển đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý nhà nước và kinh doanh. Vì vậy tăng cường chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực du lịch phải rất được coi trọng. Đây sẽ là biện pháp mạnh, nhanh và hiệu quả trong việc tăng cường được đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng viên, giáo viên tại các cơ sở đào tạo du lịch của các địa phương.

3.3. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng

Đến năm 2020, tầm nhìn 2030, mỗi địa phương theo đặc thù và khả năng của mình sẽ có hệ thống giải pháp khác nhau, nhưng nhìn chung có thể bao gồm:

- Hoàn thiện và đẩy mạnh quản lý nhà nước về phát triển nhân lực du lịch: Xây dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế và cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật về phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân lực du lịch ở địa phương theo hướng tạo môi trường thuận lợi đẩy mạnh xã hội hoá phát triển nhân lực và thực hiện cơ chế thị

trường có sự quản lý của Nhà nước để phát triển nhân lực; thực hiện tốt chính sách tài chính về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động du lịch phục vụ nắm bắt nhu cầu, dự báo và gắn kết cung-cầu về nhân lực du lịch. Cải cách hành chính trong quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch với sự phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng, xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các thành phần tham gia vào phát triển nhân lực du lịch; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; và đổi mới kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch.

- Quy hoạch lại hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề và cơ sở nghiên cứu về du lịch các cấp đào tạo, dạy nghề và đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo:

Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia thống nhất về cơ sở vật chất kỹ thuật (tiếp cận chuẩn mực quốc tế) các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu về du lịch. Quy hoạch hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề và cơ sở nghiên cứu du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển ngành Du lịch. Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, dạy nghề và nghiên cứu của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về du lịch của địa phương.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên trình độ cao: Phát hiện, đào tạo và sử dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên trình độ cao có khả năng gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với thực tiễn hoạt động của ngành Du lịch. Các địa phương của ĐBSH&DHĐB cần có biện pháp thu hút lao động tay nghề cao, nghệ nhân, các nhà quản lý giỏi, như đãi ngộ cao (hộ khẩu, cấp đất ở, nhà ở, lương...) để có thêm các đào tạo viên du lịch.

- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển nhân lực du lịch: Đầu tư xây dựng mới những cơ sở đào tạo du lịch theo quy hoạch. Nâng cấp, hiện đại hoá các cơ sở đào tạo hiện có đảm bảo đạt tiêu chuẩn.

- Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực du lịch: Đưa nội dung đào tạo phát triển nhân lực ngành Du lịch vào các cam kết hợp tác đa phương và song phương của địa phương, tập trung đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, sinh viên du lịch; trao đổi thực tập; xây dựng và cung cấp chương trình, giáo trình; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Đổi mới thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển nhân lực ngành Du lịch. Có chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường thu hút chuyên gia giỏi là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, người Việt Nam công tác ở các địa phương trong nước và người của địa phương mình công tác ở các địa phương khác trong nước cho phát triển nhân lực du lịch của địa phương mình. Tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch và cơ sở nghiên cứu du lịch của địa phương mở rộng hợp tác liên kết hợp tác với nước ngoài nhằm năng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu về phát triển nhân lực du lịch.

- Tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức và nhân dân về phát triển nhân lực ngành Du lịch: Tuyền truyền, giáo dục hướng nghiệp trong hệ thống giáo dục phổ thông để định hướng cho học sinh phổ thông lựa chọn nghề, lựa chọn trường. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đoàn thể về phát triển nhân lực ngành Du lịch, thay đổi nhận thức và hành vi của các tổ chức đào tạo, dạy nghề du lịch và sử dụng nhân lực du lịch theo

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 94

hướng tăng cường độc lập, tư chủ và hoạt động thích nghi với thị trường lao động, đẩy mạnh liên kết. Giáo dục cộng đồng dân cư về phát triển nhân lực du lịch trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Mỗi địa phương nên xây dựng đề án tạo việc làm, trong đó chú trọng tạo việc làm thông qua du lịch, tại các đô thị, khu công nghiệp và phân bố lại lao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn; hỗ trợ đào tạo và hướng dẫn tự tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế hộ gia đình làm du lịch, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đào tạo tay nghề để khôi phục, phát triển nghề cổ truyền tạo điểm tham quan du lịch và sản xuất hàng lưu niệm...; tranh thủ trợ giúp quốc tế và trong nước cho mục đích nhân đạo, gắn với việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí và giáo dục du lịch.

- Huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực ngành Du lịch: Tăng nguồn ngân sách Nhà nước (ngân sách trung ương và địa phương). Tăng nhanh các nguồn lực của khu vực doanh nghiệp (các thành phần kinh tế), đặc biệt là trong việc phát triển hệ thống dạy nghề du lịch nhằm đào tạo nhân lực phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Thực hiện chính sách học phí đáp ứng nhu cầu đào tạo đảm bảo chất lượng và phù hợp với khả năng người học; sử dụng hiệu quả hơn công cụ học phí trong việc điều tiết quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo. Mở rộng và phát triển mạnh hình thức tín dụng đào tạo cho sinh viên nghèo và con em gia đình chính sách. Mở rộng hợp tác quốc tế và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA, FDI, viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để phát triển đào tạo nhân lực du lịch. Huy động các nguồn lực của các tổ chức xã hội... cho phát triển đào tạo nhân lực ngành Du lịch trên địa bàn vùng.

Để có được nhân lực du lịch đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, trong khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2020, các địa phương của vùng ĐBSH&DHĐB cần chủ động xây dựng cho mình chương trình phát triển nhân lực du lịch. Các chương trình phát triển nhân lực du lịch này sẽ tích hợp lại thành chương trình phát triển nhân lực du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB.

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)