Không gian du lịch theo lãnh thổ vùng

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 68)

III. CÁC ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN

3.1.Không gian du lịch theo lãnh thổ vùng

3. Tổ chức không gian phát triển du lịch

3.1.Không gian du lịch theo lãnh thổ vùng

Căn cứ tổ chức không gian:

- Sự phân bố tài nguyên du lịch, mạng lưới giao thông, các đặc điểm dân cư; - Định hướng không gian phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSH, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Nam sông Hồng;

- Định hướng phát triển không gian vùng Thủ đô, vùng Duyên hải Bắc Bộ, đặc biệt là hệ thống đô thị ven biển dọc theo quốc lộ 10 và đô thị cửa khẩu Móng Cái.

Từ đó, định hướng phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB gồm ba tiểu vùng với những đặc trưng riêng về tài nguyên du lịch và các yếu tố tạo thành sản phẩm du lịch:

- Tiểu vùng Trung tâm: Bao gồm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam với Thủ đô Hà Nội là trung tâm hạt nhân và là địa bàn trọng điểm phát triển du lịch. Tiểu vùng có diện tích tự nhiên khoảng 8.833 km2; dân số hơn 12.235,8 nghìn người; mật độ trung bình xấp xỉ 1.468,5 người/ km2.

- Tiểu vùng Duyên hải Đông Bắc: Gồm thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh với Hạ Long - Cát Bà - Bái Tử Long - Vân Đồn là địa bàn trọng điểm phát triển du lịch. Diện tích tự nhiên tiểu vùng 7.621,1 km2; dân số:3.017,3 nghìn người; mật độ trung bình khoảng 396 người/ km2.

- Tiều vùng Nam sông Hồng: Gồm các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình với Ninh Bình là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của cả nước. Diện tích tự nhiên tiểu vùng khoảng 4.609 km2; dân số 4.616,3 nghìn người; mật độ trung bình 1.001,6 người/ km2.

3.1.1. Tiểu vùng du lịch Trung tâm

a) Khái quát chung: Tiểu vùng Trung tâm gắn liền với Thủ đô Hà Nội, vùng Thủ đô, vùng ĐBSH và với một cực của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Tiểu vùng được sự quan tâm đầu tư nhiều của Nhà nước và nước ngoài. Có trình độ phát triển kinh tế-xã hội cao nhất vùng, có nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao, thị trường có sức mua lớn. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành (trong đó có du lịch) ngày càng hoàn thiện.

b) Đặc điểm tài nguyên: Tiểu vùng du lịch Trung tâm với đại bộ phận diện tích là đồng bằng và đồi núi có địa hình thấp. Một phần lãnh thổ phía Tây Vĩnh Phúc, Hà Nội là vùng núi trung bình có nhiều đỉnh cao trên 1.000 m. Khu vực phía Đông là trung tâm của vùng châu thổ sông Hồng với địa hình bằng phẳng, sông ngòi chằng chịt, những cánh đồng phì nhiêu. Địa hình đa dạng đã tạo nên nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú. Tiểu vùng cũng là nơi có lịch sử khai phá lâu đời, nôi của nền văn minh lúa nước, tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống đặc sắc…với trung tâm quốc gia là Thủ đô Hà Nội.

Tài nguyên du lịch nổi trội:

- Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa gắn với văn minh sông Hồng và lịch sử ngàn năm Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội.

- Cảnh quan thiên nhiên gắn với các vườn quốc gia, khu bảo tồn, dự trữ sinh quyển, đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Các điểm tài nguyên nổi bật: Chùa Hương, Ba Vì-Suối Hai, Sóc Sơn, Hoàng Thành Thăng Long và các di tích lịch sử văn hóa nội thành Hà Nội; phố cổ Hà Nội kết hợp mua sắm và ẩm thực (Hà Nội); Tam Đảo, Đại Lải (Vĩnh Phúc), hệ thống di tích thành phố Bắc Ninh (Bắc Ninh), Côn Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương), Phố Hiến (Hưng Yên) và cảnh quan các sông Hồng, sông Đà.v.v…

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 70

Đặc biệt hơn cả, tiểu vùng là nơi có 3 Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của thế giới: Hoàng Thành Thăng Long, Ca trù và Quan họ Bắc Ninh là những tài nguyên du lịch đặc biệt giá trị được thế giới vinh danh.

c) Hệ thống giao thông: Tiểu vùng có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không phát triển.

- Đường bộ: Các QL 1, QL 2, QL 3, QL 5 (a,b), QL 6, QL 18 từ Hà Nội đi các tỉnh trong vùng và với vùng khác trên lãnh thổ du lịch Việt Nam. Ngoài ra còn đường Hồ Chí Minh qua phía Tây tiểu vùng.

- Đường sắt: Bắc - Nam, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai.

- Đường không: Sân bay Nội Bài với Nội Bài là cửa khẩu sân bay quốc tế quan trọng hàng đầu của đất nước.

- Đường sông: Hệ thống sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy...

d) Hệ thống đô thị: Tiểu vùng có Hà Nội là Đô thị đặc biệt, thành phố trực thuộc Trung ương là các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của quốc gia. Các thành phố đô thị loại 2 và 3 như Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý.

e) Các định hướng phát triển chính

* Hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng: Với đặc điểm nổi trội về tài nguyên du lịch nhân văn, hướng khai thác chủ yếu là du lịch văn hóa gắn với các giá trị nền văn minh sông Hồng, các nét sinh hoạt truyền thống của vùng Đồng bằng Bắc Bộ;

- Du lịch tham quan, nghiên cứu (các di tích, làng nghề, phố cổ… kết hợp văn hóa dân gian và ẩm thực).

- Du lịch lễ hội, tâm linh.

- Du lịch cuối tuần (nghỉ dường núi, VCGT cao cấp, thể thao.v.v...). - Du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn.

- Du lịch MICE.

* Hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch: Căn cứ đặc điểm tài nguyên du lịch và thực tế nhu cầu phát triển, định hướng quy hoạch phát triển các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch như sau:

- 5 khu du lịch quốc gia

1) Khu du lịch Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội): Phát triển du lịch tham quan, tìm hiểu nghiên cứu bản sắc văn hóa các dân tộc ở Việt Nam, vui chơi giải trí, sự kiện…

2) Khu du lịch Ba Vì - Suối Hai (Hà Nội): Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cuối tuần.

3) Khu du lịch Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Phát triển du lịch nghỉ dưỡng núi, nghỉ cuối tuần, sinh thái, hội nghị hội thảo.

4) Khu du lịch Tam Chúc (Hà Nam): Phát triển du lịch sinh thái hồ và văn hóa. 5) Khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương): Phát triển du lịch tham quan di tích lịch sử - văn hóa, nghỉ dưỡng, sinh thái.

- 4 điểm Du lịch quốc gia:

1) Điểm du lịch Hoàng thành Thăng Long gắn với Quần thể các di tích nội thành Hà Nội (Văn Miếu, Cổ Loa, di tích phố cổ, Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn, Đền Quán Thánh, Đền Hai Bà Trưng, Hồ Tây, Chùa Một Cột, Chùa Trấn Quốc, Chùa Bộc, Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Phụ nữa, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh...) : Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa, di tích, phố cổ kết hợp ẩm thực.

2) Điểm du lịch thành phố Bắc Ninh và phụ cận (Bắc Ninh): Tham quan di tích gắn với dân ca Quan họ.

3) Điểm du lịch Chùa Hương (Hà Nội): Lễ hội kết hợp tham quan di tích.

4) Điểm du lịch Phố Hiến (Hưng Yên): Tham quan di tích lịch sử-văn hóa gắn với du lịch sinh thái đường sông.

- Các khu, điểm du lịch địa phương:

+ Khu du lịch Sóc Sơn (Hà Nội): Du lịch văn hóa, lễ hội. + Khu du lịch Đại Lải (Vĩnh Phúc): Du lịch sinh thái hồ.

+ Khu du lịch An Dương-đảo cò Chi Lăng Nam (Hải Dương): Du lịch sinh thái.

- Các điểm du lịch địa phương phụ trợ: Ngoài các điểm du lịch chính, hệ thống các điểm du lịch phụ trợ cùng tiểu vùng gồm các di tích lịch sử văn hóa, các giá trị cảnh quan…(Xem phụ lục 14).

3.1.2. Tiểu vùng Duyên hải Đông Bắc

a) Khái quát chung: Tiểu vùng có vị trí thuận lợi trong giao lưu về đường thủy, đường bộ và đường không trong nước và quốc tế là cửa ngõ Đông Bắc của du lịch Việt Nam với cửa khẩu quốc tế đường bộ (Móng Cái) và các cửa khẩu đường biển (Quảng Ninh, Hải Phòng), vì vậy đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển du lịch vùng nói riêng và cả nước nói chung.

Tiểu vùng Duyên hải Đông Bắc là nơi tập trung nhiều tiềm năng kinh tế quan trọng của vùng như khai thác than, vật liệu xây dựng, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, giao thông và cảng biển.

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 72

b) Đặc điểm tài nguyên: Tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và đặc sắc mà tiêu biểu nhất phải kể đến là Vịnh Hạ Long-di sản thiên nhiên thế giới, một trong bảy kỳ quan thế giới mới với gần 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có nhiều hang động đẹp vốn đó nổi tiếng từ lâu đời như hang Đầu Gỗ, hang Bồ Nâu, hang Trinh Nữ, hang Sửng Sốt... Bãi Cháy với đảo Tuần Châu là nơi nghỉ mát lý tưởng có tiếng từ những năm cuối thế kỷ XVI.

Đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải (Hải Phòng) nơi có vườn quốc gia Cát Bà với các hệ sinh thái rừng-biển phong phú, khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Với chiều dài bờ biển trên 200 km, tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc có nhiều bãi tắm có giá trị như Trà Cổ, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bãi Cháy, Đồ Sơn... Các bãi cát trên các đảo ven bờ vịnh Hạ Long và Cát Bà tuy nhỏ nhưng trong sạch, cát mịn và kín đáo nên đặc biệt hấp dẫn đối với du khách.

Tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc còn là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử- văn hóa, đặc biệt nổi bật trong số có chùa Yên Tử, chùa Long Tiên và núi Bài Thơ, đền Cửa Ông, đình Trà Cổ, bãi cọc Bạch Đằng... (Quảng Ninh), chùa Dư Hàng, đình Hàng Kênh, di tích Trạng Trình... (Hải Phòng). Ngoài ra ở khu vực này còn bảo tồn được nhiều lễ hội, sinh hoạt truyền thống có sức hấp dẫn lớn mà tiêu biểu là hội đền Cửa Ông (Quảng Ninh), hội Chọi Trâu (Đồ Sơn), hội đua thuyền (Cát Bà)...

c) Hệ thống giao thông: Trên địa bàn tiểu vùng có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không phát triển.

- Đường bộ: Các QL 5, QL 10, QL 18 đi các tỉnh trong vùng và với vùng khác trên lãnh thổ Việt Nam. QL 10 là tuyến hành lang ven biển, điểm đầu của các quốc lộ 4B, 279 đi các tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Quốc lộ 18 nối Thủ đô Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Móng Cái là tuyến đường bộ quan trọng.

- Đường sắt: Hải Phòng - Hà Nội.

- Đường không: Sân bay Cát Bi là sân bay nội địa, trong tương lai sẽ là sân bay quốc tế có thể đón khách du lịch trực tiếp từ các nước trong khu vực. Ngoài ra, tương lai cũng sẽ phát triển sân bay Vân Đồn nooic các chuyến bay quốc tế.

- Đường sông: Hệ thống sông Bạch Đằng, sông đổ ra biển. - Đường biển: Có các cảng biển quan trọng Hạ Long, Hải Phòng.

Cảng Hải Phòng, cảng Hạ Long, cảng Cửa Ông là những cảng biển hết sức quan trọng trong hệ thống các cảng biển Việt Nam. Cảng tàu du lịch Nam Tuần Châu tương lai là cảng du lịch hiện đại.

d) Hệ thống đô thị: Tiểu vùng có Hải Phòng là trung tâm quốc gia và các thành phố khác như Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái…

* Hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng: Với đặc điểm nổi trội về tài nguyên du lịch tự nhiên, hướng khai thác chủ yếu là du lịch biển gắn với Hạ long và các bãi biển Quảng Ninh.

- Tham quan, nghiên cứu các giá trị di sản thiên nhiên, cảnh quan vịnh Hạ Long, Cát Bà, vịnh Bái Tử Long…

- Nghỉ dưỡng tắm biển, nghỉ cuối tuần.

- Thể thao khám phá, vui chơi giải trí gắn với biển, đảo.

- Tham quan các di tích lịch sử-văn hóa, làng nghề chài, khu nuôi trồng thủy hải sản.v.v.…

- Du lịch MICE.

* Hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch: Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên và các điều kiện phát triển có liên quan, tiểu vùng duyên hải Đông Bắc bao gồm:

- 3 khu du lịch quốc gia

1) Khu du lịch Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh, Hải Phòng): Du lịch nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh, khám phá biển, đảo

2) Khu du lịch Vân Đồn (Quảng Ninh): Du lịch nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh, khám phá biển, đảo

3) Khu du lịch Trà Cổ (Quảng Ninh): Du lịch nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh, khám phá biển, đảo kết hợp thương mại cửa khẩu biên giới.

- 1 điểm Du lịch quốc gia: Điểm du lịch Yên Tử (Quảng Ninh): Du lịch văn hóa lễ hội tâm linh kết hợp cảnh quan.

- 2 đô thị du lịch: Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng).

- Các khu, điểm du lịch địa phương:

+ Khu du lịch Bạch Long Vĩ (Hải Phòng): Du lịch biển, đảo. + Khu du lịch Cô Tô (Quảng Ninh): Du lịch biển, đảo.

+Điểm du lịch Di tích chiến thắng Bạch Đằng (Quảng Ninh): Tham quan di tích.

- Các khu, điểm du lịch địa phương phụ trợ : Ngoài các điểm du lịch chính, hệ thống các điểm du lịch phụ trợ cùng tiểu vùng gồm các di tích lịch sử văn hóa, các giá trị cảnh quan…(Xem phụ lục 15).

3.1.3. Tiểu vùng du lịch Nam sông Hồng

a) Khái quát chung: Tiểu vùng Nam sông Hồng là cửa ngõ phía Nam của vùng với du lịch cả nước. Tiểu vùng gắn với với Ninh Bình-Tràng An là địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia và thành phố Nam Định, trung tâm kinh tế-xã hội tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 74

b) Đặc điểm tài nguyên: Dãy núi đá vôi Hòa Bình-Thanh Hóa ngăn cách đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Mã có địa hình tuy thấp nhưng khá hiểm trở, có nhiều núi sót nổi bật lên giữa vùng đồng bằng tạo nên các cảnh quan với dáng dấp như một ''Hạ Long trên cạn'' mà điển hình là các thắng cảnh Tam Cốc-Bích Động, Tràng An, Địch lộng, Vân Long,... trong đó Tràng An-Tam Cốc- Bích Động được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Cũng nhờ địa hình hiểm trở, nhiều khu rừng nhiệt đới nguyên sinh còn được bảo tồn, hạn chế tác động của con người, đặc biệt ở các khu vực vườn quốc gia như Cúc Phương, Xuân Thủy, khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng có giá trị du lịch cao ...

Tiểu vùng có phía Đông Nam giáp biển với các bãi tắm và các giá trị sinh thái gắn với châu thổ sông Hồng phục vụ du lịch cuối tuần.

Về văn hóa, tiểu vùng có hệ thống di tích văn hóa, lịch sử, tôn giáo nổi tiếng có giá trị du nlịch tham quan, nghiên cứu, tâm linh.

Tiểu vùng có khí hậu tương đối thuận lợi đối với các hoạt động du lịch. Tuy nhiên ở khu vực ven biển từ Thái Bình, Nam Định chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, gió mùa đông bắc và các yếu tố bất lợi của thời tiết khác, đặc biệt là biển đổi khí hậu.

Tài nguyên du lịch nổi trội:

- Cảnh quan thiên nhiên, các giá trị sinh thái gắn với các vườn quốc gia, khu bảo tồn, dự trữ sinh quyển, hang động, rừng ngập mặn biển: Tràng An-Tam Cốc-Bích Động; Cúc Phương, khu bảo tồn Vân Long, Cồn Mờ (Ninh Bình); Xuân Thủy, Quất Lâm, Thịnh Long (Nam Định), khu bảo tồn Tiền Hải, Cồn Vành (Thái Bình)…

- Hệ thống di tích lịch sử-văn hóa: Hoa Lư, Bái Đính (Ninh Bình), Đền Trần, Phủ Dầy, tháp Phổ Minh (Nam Định), chùa Keo, đền Trần (Tháí Bình)…

c) Hệ thống giao thông: Vùng có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy:

- Đường bộ: Các QL 1, QL 10, QL 21, QL 38 nối các tỉnh trong vùng. Quốc lộ 10 là tuyến hành lang ven biển và trong tương lai thêm tuyến giao thông chạy sát bờ

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 68)