Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 27)

II. HIỆN TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG (2000 2011)

2.Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu

2.1. Khách du lịch

2.1.1. Khách quốc tế: Khách quốc tế đến vùng ĐBSH&DHĐB giai đoạn 2000- 2011 đạt tăng trưởng trung bình 13,2%/năm. Năm 2000 đạt 1,44 triệu lượt, năm 2011 đạt hơn 5,6 triệu lượt. Thị phần khách quốc tế của vùng ĐBSH&DHĐB chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lượng khách quốc tế đi lại giữa các địa phương trên toàn quốc. Năm 2001 chiếm 36,7%; năm 2011 chiếm 32,9% tổng lượng khách quốc tế cả nước.

Bảng 1: Hiện trạng khách quốc tế đến vùng và các địa phương (2000 - 2011)

Đơn vị: Lượt khách Tên tỉnh 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Hải Phòng 193.000 485.354 582.903 611.468 457.435 486.712 422.746 557.000 Quảng Ninh 553.000 953.455 1.105.257 1.248.449 1.195.278 1.425.524 1.559.425 2.296.000 Bắc Ninh 1.000 2.916 4.325 4.728 4.770 4.867 6.039 12.068 Hà Nam 1.601 311 1.086 1.606 2.053 3.380 6.734 11.500 Hà Nội 500.400 1.051.886 1.066.814 1.105.575 889.486 1.052.875 1.205.010 1.887.000 Hải Dương 19.000 48.346 57.666 70.161 58.159 77.739 85.364 140.890 Nam Định 1.065 2.240 2.322 3.518 2.827 2.972 3.296 5.123 Ninh Bình 105.800 312.681 360.426 389.434 399.858 456.833 496.181 667.000 Thái Bình 1.617 3.128 4.805 4.677 4.174 14.196 17.721 26.000 Vĩnh Phúc 9.000 17.063 24.508 24.238 16.661 18.319 21.322 28.100 Hưng Yên 450 558 1.211 1.986 2.767 3.308 4.162 6.869 Tổng số toàn vùng 1.441.543 2.877.938 3.211.323 3.465.840 3.033.467 3.546.724 3.828.000 5.637.550

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh

Khách quốc tế đến vùng chủ yếu tập trung ở các Hà Nội, Quảng Ninh, riêng 2 địa phương trên chiếm 70,6% tổng lượng khách quốc tế đến toàn vùng, đồng thời cũng chiếm 36,7% lượng khách quốc tế đi lại giữa các vùng trong cả nước. Các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên lượng khách du lịch quốc tế còn hạn chế.

Khách du lịch quốc tế đến vùng chủ yếu từ thủ đô Hà Nội, hoặc thông qua của khẩu quốc tế Móng Cái, đường biển Hải Phòng, Quảng Ninh... Đa số khách đều có sở thích được tham quan các di tích văn hóa lịch sử, các danh lam thắng cảnh, tìm hiểu và trải nghiệm thực tế về cuộc sống và tập tục văn hóa địa phương, thăm các di sản văn hóa và tự nhiên, ẩm thực, du lịch thể thao - mạo hiểm…Tất cả những loại hình du lịch này đều là thế mạnh của vùng.

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 28

Mức chi tiêu trung bình xấp xỉ 1.700.000 VND ngày/đêm (tương đương 91 USD); ngày lưu trú trung bình tăng từ 2,0 ngày năm 2000 lên 3,25 ngày năm 2011.

2.1.2. Khách du lịch nội địa: Đồng bằng sông sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc cũng là một trong những vùng đón nhiều khách du lịch nội địa với lượng khách trung bình chiếm 34% tổng lượng khách nội địa đi du lịch hàng năm trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng của số lượng khách nội địa đến với vùng là 14,3%/năm (tăng trưởng lượng khách nội địa đến cả nước cũng đạt 17,45%/năm).

Các địa điểm thu hút khách du lịch lớn là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Khách nội địa đến vùng từ mọi miền của cả nước, tuy nhiên lớn nhất là từ các tỉnh trong vùng, vùng phụ cận và các tỉnh khu vực phía Bắc, có thể đi nhiều lần trong năm và đến nhiều nơi hơn. Khách đi du lịch dưới nhiều hình thức khác nhau: sử dụng các dịch vụ của các công ty du lịch hoặc tổ chức theo nhóm, đoàn hoặc đi lẻ. Số lượng khách tự tổ chức chuyến đi ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Bảng 2: Lượng khách nội địa giữa các tỉnh trong vùng giai đoạn 2000 - 2011

Đơn vị: Lượt khách Địa phƣơng 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Hà Nội 2.100.000 6.263.383 6.827.652 7.548.589 6.768.568 7.404.247 7.217.799 11.660.000 Bắc Ninh 29.200 53.449 59.885 80.955 107.301 115.997 115.744 214.393 Hà Nam 14.470 37.739 67.783 63.825 94.428 100.601 119.502 260.000 Hải Dương 61.000 183.991 210.548 234.094 279.753 1.018.084 1.419.435 525.980 Hưng Yên 11.500 20.797 24.579 36.581 48.613 54.083 53.562 178.963 Vĩnh Phúc 440.500 838.998 936.203 1.049.486 1.349.917 1.340.169 1.270.142 1.968.902 Hải Phòng 820.000 1.763.552 2.041.797 2.403.914 2.852.533 2.639.775 2.454.460 3.681.596 Quảng Ninh 947.856 1.336.417 1.698.248 1.766.848 1.864.795 2.247.430 2.178.958 4.163.000 Ninh Bình 344.500 636.046 703.535 878.899 1.161.802 1.046.252 1.753.380 2.933.000 Nam Định 97.515 188.257 202.187 216.978 215.677 217.108 200.056 371.987 Thái Bình 90.803 170.191 203.617 227.879 277.988 309.047 289.393 425.000 Tổng số 6.091.734 11.492.821 12.976.033 14.508.047 15.021.374 16.492.793 17.072.431 26.382.821

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh.

Các hình thức đi du lịch của khách nội địa: Du lịch tắm biển nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội - tín ngưỡng, tham quan, du lịch kết hợp công vụ.

Mức chi tiêu trung bình 282.000 VND ngày/đêm (tương đương14 USD); ngày lưu trú trung bình tăng từ 1,2 ngày năm 2000 lên 2,02 năm 2010 và 2011.

2.2. Tổng thu từ khách du lịch và GDP

2.2.1. Tổng thu từ khách du lịch: Theo số liệu thống kê của các tỉnh trong vùng, những năm gần đây cùng với sự gia tăng nhanh về khách du lịch, tổng thu từ khách du lịch tăng trưởng với tốc độ tương đối cao. Năm 2000, ngành du lịch trong vùng thu được 3.849 tỷ đồng, năm 2005 thu được 12.657 tỷ đồng. Đến năm 2011 tổng thu toàn vùng đạt khoảng 38.232 tỷ đồng. Tốc độ trăng trưởng bình quân của vùng giai đoạn 2000 - 2011 đạt 23,2%/năm.

Bảng 3: Tổng thu từ khách du lịch các tỉnh trong vùng giai đoạn 2000 - 2011 Đơn vị tính: Tỷ đồng Tên tỉnh 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Hà Nội 2.850,0 10.364,33 12.752,12 13.445,92 17.206,55 21.521,64 24.144,56 30.000,0 Bắc Ninh 21,94 43,19 50,36 59,24 58,93 86,8 94,88 161,85 Hà Nam 7,35 11,27 16,36 15,44 14,53 24,56 28,17 50,5 Hải Dương 71,37 308,68 356,51 416,82 383,17 571,22 684,63 849,2 Hưng Yên 7,50 13,38 20,73 32,09 30,21 43,98 51,71 67,08 Vĩnh Phúc 175,38 329,87 391,25 470,61 448,24 606,64 661,74 840,0 Hải Phòng 276,21 508,63 666,7 884,51 838,64 1.085,05 1.209,91 1.703,7 Quảng Ninh 216,43 898,72 1.080,57 1.693,86 1.801,94 2.379,61 2.533,39 3.545,0 Ninh Bình 28,25 58,22 80,44 97,71 117,12 228,58 492,73 655,0 Nam Định 38,86 69,11 79,71 98,6 92,54 121,06 156,49 230,0 Thái Bình 17,5 51,6 61,25 76,19 70,13 96,85 111,78 130,0 Tổng 3.849,0 12.657,0 15.556,0 17.291,0 21.062,0 26.766,0 30.170,0 38.232,33

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh

Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh có nguồn thu từ khách du lịch lớn, chiếm tỷ lệ tới 92,8% toàn vùng. Cơ cấu nguồn thu của vùng từ lưu trú (chiếm 65,5%); ăn uống (15,3%); tbán hàng (12%); vận chuyển (7,0%); còn lại là từ các dịch vụ khác.

Vùng ĐBSH&DHĐB có tổng thu năm 2011 chiếm 31,6% của cả nước, cao thứ hai sau vùng Đông Nam Bộ là 45,4% mặc dầu lượng khách du lịch lớn hơn. Sở dĩ như vậy vì mức chi tiêu và thời gian lưu trú của khách du lịch tại Vùng đều thấp hơn ở vùng Đông Nam Bộ.

2.2.2. Giá trị gia tăng (GDP) du lịch: Căn cứ vào kết quả tổng thu từ khách du lịch, giá trị gia tăng GDP du lịch các địa phương trong vùng cũng tăng.

Bảng 4: Giá trị gia tăng du lịch các tỉnh trong vùng giai đoạn 2000 - 2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng Tên tỉnh 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Hà Nội 1.710,0 6.220,0 7.650,0 8.068,0 10.324 12.913 14.486 18.000,0 Bắc Ninh 13,2 25,9 30,2 35,5 35,4 52,0 56,9 97,1 Hà Nam 4,4 6,6 9,8 11,4 8,7 14,7 16,9 30,3 Hải Dương 42,8 185,2 213,9 250,1 229,9 342,7 410,8 509,5 Hưng Yên 4,5 8,0 12,4 19,3 18,1 26,4 31,0 40,2 Vĩnh Phúc 105,2 197,9 234,8 282,4 268,9 363,9 397,0 504,0 Hải Phòng 165,7 305,2 400,0 530,7 503,2 651,0 725,9 1.022,2 Quảng Ninh 129,9 539,2 648,3 1.016,3 1.081,2 1.427,8 1.520,0 2.127,0 Ninh Bình 17,0 34,9 48,3 58,6 70,3 137,1 275,8 393,0 Nam Định 23,3 41,5 47,8 59,2 55.5 69,6 93,9 138,0 Thái Bình 10,5 31,0 36,75 45,7 42,1 58,1 67,1 78,0 Tổng 2.309,4 7.594,2 9.333,6 10.374,6 12.637,2 16.059,6 18.102,0 22.939,4

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 30

2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

2.3.1. Cơ sở lưu trú: Cùng với sự gia tăng lượng khách, hệ thống các cơ sở lưu trú ở vùng phát triển với tốc độ nhanh. Năm 2000 toàn vùng có 870 cơ sở lưu trú với 19.125 buồng, đến năm 2011 tăng lên 4.383 cơ sở với 66.301 buồng, chiếm 29,9% số cơ sở và 24,3% số buồng của cả nước. Tốc độ tăng trưởng trung bình về cơ sở lưu trú là 14,8%/năm và về số buồng là 13%/năm.

Hầu hết các cơ sở lưu trú đều tập trung ở thành phố lớn như ở Hà Nội có 1.751 cơ sở, Quảng Ninh 992 cơ sở, Hải Phòng 302 cơ sở...

Trong số 4.383 cơ sở lưu trú có 15 cơ sở với 4.751 buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng 5 sao (Hà Nội 13 cơ sở và Quảng Ninh 2 cơ sở) chiếm 0,35% tổng số cơ sở lưu trú du lịch và chiếm 7,1% tổng số buồng; 32 cơ sở lưu trú với 4.365 buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng 4 sao chiếm 0,73% số cơ sở và chiếm 6,6% tổng số buồng; 52 cơ sở lưu trú với 4.085 buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao chiếm 1,2% tổng số cơ sở và 6,2% tổng số buồng; 426 cơ sở lưu trú với 12.096 buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 và 2 sao chiếm 9,7% tổng số cơ sở và 18,2% tổng số buồng, số còn lại là buồng đạt tiêu chuẩn và chưa đạt tiêu chuẩn sao, chiếm gần 62%.

Bảng 4: So sánh cơ sở lưu trú của vùng với cả nước giai đoạn 2000 - 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: Cơ sở, buồng

Lãnh thổ Năm 2000 Năm 2005 Năm 2011

CSLT Buồng CSLT Buồng CSLT Buồng

Vùng ĐBSH&DHĐB 870 19.125 1.445 29.897 4.383 66.301

Cả nƣớc 3.306 72.212 6.397 131.057 14.654 272.617

Tỷ lệ so với cả nước (%) 26,3 26,5 22,6 22,8 29,9 24,3

Nguồn : Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.

Nhìn chung các cơ sở lưu trú du lịch trong vùng đạt tiêu chuẩn xếp hạng và tiêu chuẩn chất lượng cao còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

2.3.2. Các cơ sở ăn uống: Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống ở trong vùng là tương đối tốt, đặc biệt ở khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, các khu du lịch đều có cơ sở ăn uống phục vụ nhiều món ăn khác nhau. Bên cạnh đó là hệ thống các quán ăn tư nhân tập trung ở hầu hết các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn phục vụ các món ăn đa dạng, hấp dẫn. Ẩm thực vùng là một đặc trưng, hấp dẫn và được thể hiện ở hệ thống các nhà hàng ăn uống.

Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ uống, chất lượng phục vụ của đội ngũ tiếp viên và vấn đề giá cả còn bất cập. Một số cơ sở (đặc biệt là các cơ sở tư nhân) còn buông lỏng việc quản lý, kiểm tra vệ sinh thực phẩm, đồ uống, giá cả còn tùy tiện, chất lượng lao động còn kém ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch.

2.3.3. Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao: Vùng ĐBSH&DHĐB có Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng là các trung tâm quốc gia và nhiều đô thị lớn, nhiều cơ sở kinh tế.v.v...vì vậy hệ thống cơ sở vui chơi giải trí, thể thao khá phát triển trong đó nổi bật

như Casino Đồ Sơn, các sân Golf Đồng Mô, Sóc Sơn, Tam Đảo, Hải Dương, Trà Cổ, quần thể khu vui chơi giải trí ở khu du lịch Đảo Tuần Châu và nhiều cơ sở vui chơi cao cấp khác. Tuy nhiên hệ thống này chủ yếu phục vụ người nước ngoài hoặc những người có thu nhập cao.

Hệ thống nhà hát, rạp chiếp phim, rạp xiếc, công viên gắn với các đô thị lớn cũng khá phát triển, trong đó Nhà hát lớn ở Hà Nội, Hải Phòng có sức thu hút khách cao. Tuy nhiên các hình thức vui chơi giải trí khác mang tính chất quần chúng, hoặc vui chơi thể thao mạo hiểm còn thiếu. Đây là điểm yếu chung của du lịch Việt Nam.

2.4. Lao động ngành du lịch

2.4.1.Số lượng lao động: Số lượng lao động du lịch vùng tăng nhanh. Năm 2000 toàn vùng có khoảng 40.672 lao động, chiếm khoảng 27% lao động cả nước; năm 2005 có 73.190 lao động, chiếm 26,6%; năm 2011 tăng lên 175.000 lao động, chiếm 29,6%. Nhịp độ tăng trưởng trung bình đạt 14,2%/năm.

Lao động trong khách sạn, nhà hàng chiếm gần 55% tổng số lao động. Điều này phù hợp với thực tế ngành nghề kinh doanh đòi hỏi nhiều lao động trực tiếp. Ngoài ra, lao động trong ngành nghề kinh doanh du lịch có liên quan đến du lịch như: Lữ hành, các dịch vụ vui chơi giải trí, vận chuyển... cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao.

Số lao động tại Hà Nội chiếm trên 44,8% lao động toàn vùng, Hải Phòng chiếm 31,2%, Quảng Ninh chiếm 9,2%. Ngoài ra còn một số địa phương có ngành du lịch phát triển như Ninh Bình, Hải Dương...Các địa phương khác lượng lao động du lịch ít.

So sánh với lao động du lịch các vùng năm 2011, vùng ĐBSH&DHĐB chiếm tỷ

lệ cao nhất trong cả nước với xấp xỉ 29,6%.

Bảng 5: Số lượng lao động các tỉnh trong vùng giai đoạn 2000 - 2011 Đơn vị: Người TT Tên tỉnh 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1 Hà Nội 12.100 30.430 34.930 39.856 42.900 58.407 74.340 80.603 2 Bắc Ninh 420 560 714 730 814 1.010 1.672 1.652 3 Hà Nam 100 205 245 273 304 396 727 1.323 4 Hải Dương 700 1.817 2.000 2.400 2.800 3.862 5.446 5.571 5 Hưng Yên 200 852 1.140 1.350 1.560 2.163 2.443 3.148 6 Vĩnh Phúc 253 750 780 820 850 1.058 1.382 1.269 7 Hải Phòng 16.500 27.000 28.200 29.000 30.000 36.838 46.539 45.959 8 Quảng Ninh 9.000 8.932 9.011 8.002 8.088 10.208 12.270 11.529 9 Ninh Bình 325 685 725 845 970 8.034 10.320 14.066 10 Nam Định 674 1.279 1.279 1.590 1.776 2.317 3.054 3.823 11 Thái Bình 400 680 820 990 1.265 1.901 2.807 6.058 Tổng cộng 40.672 73.190 79.844 85.856 91.327 126.194 161.000 175.000

Nguồn: Các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh trong vùng.

1.3.2. Chất lượng lao động: Nhìn chung lao động trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ... chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Thống kê lao động làm

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 32

trong các nhà hàng, khách sạn trong năm 2011 vùng có 16.395 lao động trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 9,4%, lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp có 20.918 lao động chiếm khoảng 12,0%; lao động đã qua đào tạo khác không thuộc chuyên ngành du lịch có 25.648 lao động chiếm 14,7%; lao động chưa qua đào tạo có 112.039 còn chiếm 64,0% trong tổng số lao động của Vùng.

Bảng 6: So sánh lao động du lịch vùng với cả nước giai đoạn 2000 - 2011

Đơn vị: Người

Địa điểm 2000 2005 2009 2010 2011

Vùng ĐBSH&DHĐB 40.672 73.190 106.194 161.000 175.000

Lao động trong cả nước 150.000 275.128 434.240 478.065 591.785

Tỷ lệ % so với cả nước 27,1% 26,6% 24,5% 33,7% 29,6% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn : Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 27)