Thị trƣờng và sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 32)

II. HIỆN TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG (2000 2011)

3. Thị trƣờng và sản phẩm du lịch

3.1.Thị trường khách du lịch

3.1.1. Thị trường khách du lịch quốc tế: Thị trường khách quốc tế đến vùng khá đa dạng, dẫn đầu là thị trường khách Đông Bắc Á (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc) chiếm 45.52% và tăng khá ổn định qua các năm. Khách Trung Quốc luôn chiếm số lượng lớn do gần, giao thông thuận tiện, là đối tác lớn của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư... Tiếp đến là Đông Nam Á chiếm 13.88%, Tây Âu chiếm 11.7%; Bắc Mỹ chiếm 7.74%; châu Úc 3.79% còn các thị trường khác 17.36%.

Biểu đồ 1: Cơ cấu khách quốc tế đến vùng năm 2011

Khách quốc tế đến chủ yếu là các mục đích chính sau: Du lịch nghỉ dưỡng (chiếm khoảng 39,68%), du lịch kết hợp với công việc (30.53%), mục đích thăm thân (10.23%), và các mục đích khác (19.53%.)…

3.1.2. Thị trường khách du lịch nội địa: Thị trường khách nội địa đến vùng chủ yếu là khách nội vùng chiếm khoảng 30% do khoảng cách về địa lý gần, giao thông đi lại thuận tiện, không cần lưu trú dài ngày…Trong đó khách du lịch từ thủ đô Hà Nội chiếm một số lượng lớn. Tiếp đến là các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng 23%; Khách từ các tỉnh Nam Bộ, Duyên hải miền Trung còn rất ít: Duyên Hải miền Trung chiếm 7,6%; thành phố Hồ Chí Minh 5,25%; các tỉnh Nam bộ 2,75%.

Mục đích chính của khách nội địa là du lịch nghỉ dưỡng chiếm 41,68% trên tổng, do nhu cầu của khách du lịch nội vùng chủ yếu là đi thăm thú cảnh quan, nghỉ ngơi ngắn ngày…và thời gian du lịch chủ yếu là vào mùa hè. Sau đó là thăm thân và kết hợp công việc có tỷ lệ phần trăm tương đương nhau khoảng 18%; còn lại là các mục đích khác chiếm khoảng 21,78%.

Nhận xét chung:

- Khách du lịch nội địa vẫn là thị trường khách chính đến các tỉnh của vùng, chiếm khoảng 78,97 % tổng lượng khách. Khách nội địa có sự tăng trưởng đều qua các năm, không chịu biến động nhiều như khách quốc tế đến vùng. Khách nội địa thường là khách đi theo nhóm do các công ty du lịch, lữ hành tổ chức, hoặc do các nhóm tổ chức công đoàn của các cơ quan, xí nghiệp tổ chức hoặc tự tổ chức theo nhóm gia đình hoặc bạn bè đồng nghiệp… Phần đông khách từ các thành phố lớn như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng… Mục đích chủ yếu là đi nghỉ dưỡng thuần tuý vào mùa hè vì đây là thời gian nghỉ của học sinh, sinh viên, phù hợp với các gia đình có con cái.

- Khách du lịch quốc tế đến vùng luôn dẫn đầu các vùng trong cả nước trong giai đoạn 2000 - 2010. Nguyên nhân do vùng có thủ đô Hà Nội - một trong những điểm thu hút khách lớn trong cả nước; bên cạnh đó là vịnh Hạ Long - một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới mới được vinh danh…Khách quốc tế đến Hà Nội trung bình chiếm 27.76% trên tổng lượng khách quốc tế; còn Quảng Ninh chiếm 38.81%. Chủ yếu là khách Đông Bắc Á (trong đó khách Trung Quốc chiếm số lượng lớn do có nhiều thuận lợi). Các thị trường khách khác không có nhiều biến động.

Biểu đồ 3: Mục đích chuyến đi của khách nội địa năm 2011 3.2. Hệ thống sản phẩm du lịch

Hệ thống sản phẩm du lịch vùng đã được chú trọng phát triển khá đa dạng và phong phú, theo sự phân bố tài nguyên và bước đầu góp phần quan trọng vào thu hút

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 34

khách du lịch. Các nhóm sản phẩm du lịch chủ yếu gắn với loại hình du lịch tham quan (cảnh quan, di tích, v.v.); du lịch nghỉ dưỡng (biển, núi); du lịch tâm linh, lễ hội. Các sản phẩm du lịch gắn với ẩm thực Việt Nam và vùng cũng là những điểm mạnh của du lịch vùng. Trong thời gian gần đây một số loại sản phẩm du lịch mới như du lịch thể thao-mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch MICE, v.v. được chú trọng phát triển.

Để cụ thể hoá định hướng phát triển du lịch đặc thù, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao hệ thống các khu, điểm du lịch quốc gia đã được đề xuất, trong đó chú trọng khai thác các giá trị tài nguyên du lịch đặc sắc như di sản thế giới, các VQG, các di tích danh thắng đặc biệt cấp quốc gia. Một số sản phẩm như tham quan cảnh quan vịnh Hạ Long, canh quan Tràng An - Tam cốc - Bích Động, tham quan di sản văn hoá Hoàng thành Thăng Long; du lịch cuối tuần của vùng Thủ đô, du lịch sự kiện ở Hà Nội, Quảng Ninh, v.v... đã bước đầu có những thành công đáng ghi nhận, thu hút được sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước.

Tuy nhiên trong thực tế phát triển, sản phẩm du lịch của vùng chủ yếu đang dựa trên những lợi thế sẵn có mà ít đầu tư chiều sâu, sáng tạo do vậy giá trị thấp còn trùng lặp và đơn điệu, thiếu những sản phẩm có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế, chưa đáp ứng yêu cầu về mức độ trải nghiệm du lịch, suy thoái nhanh.

Sản phẩm du lịch theo địa phương trên địa bàn vùng xem phụ lục 9.

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)