Giải pháp phát triển thị trƣờng và sản phẩm

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 96)

VI Đầu tƣ xúc tiến quảng bá, xây dựng

4. Giải pháp phát triển thị trƣờng và sản phẩm

Thị trường và sản phẩm du lịch đi đôi với nhau vì vậy để thực hiện được các mục tiêu của quy hoạch, một tong những giải pháp quan trọng là phải thực hiện đồng bộ giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm du lịch.

4.1. Nhóm giải pháp về thị trường

Căn cứ định hướng thị trường khách du lịch vùng ĐBSH&DHĐB và xu thế phát triển du lịch trên thế giới, giải pháp cơ bản phát triển thị trường của Vùng gồm:

- Xây dựng chiến lược về thị trường khách để phát triển du lịch một cách ổn định và mang tính bền vững.

- Thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để nắm bắt đặc điểm, thị hiếu từng thị trường từ đó có kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch phù hợp.

- Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thị trường trong đó ưu tiên phát triển thị trường gần, duy trì thị trường truyền thống và hướng tới thị trường mở rộng.

4.2. Nhóm giải pháp về sản phẩm

Để phát huy hiệu quả tiềm năng du lịch của Vùng, tăng cường thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian du lịch và tăng mức chi tiêu của khách du lịch, cần thiết phải có các giải pháp phát triển sản phẩm như sau:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch gắn với việc phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của Vùng, có tính cạnh tranh cao tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch Vùng. Các sản phẩm du lịch đặc trưng mang tính cạnh tranh cao dựa trên các Di sản văn hóa thế giới gắn với văn minh sông Hồng, Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, các Di sản thiên nhiên thế giới, các khu dự trữ sinh quyển và các tài nguyên khác được UNESCO vinh danh; các di tích cấp Quốc gia đặc biệt trên địa bàn Vùng.

- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch theo từng tiểu vùng và địa phương, sản phẩm du lịch chuyên đề để tăng thời gian lưu trú của khách du lịch.

- Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch bổ trợ để tăng cường thu hút khách du lịch, tăng nguồn thu và kéo dài thời gian du lịch.

- Huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch để góp phần phát huy hiệu quả của công tác xã hội hóa phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)