II. HIỆN TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG (2000 2011)
5. Đầu tƣ phát triển du lịch
5.1. Đầu tư nước ngoài.
Vùng Đồng bằng sông sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc là vùng du lịch có tiềm năng phát triển và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tương đối cao so với các vùng khác trong toàn quốc. Đến cuối năm 2011 thu hút được 27 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực du lịch với tổng số là 33.825 tỷ đồng (1,65 tỷ USD) và chủ yếu là đầu tư phát triển hệ thống khách sạn và resort cao cấp, các khu vui chơi giải trí cao cấp phục vụ khách du lịch, sân golf...
Số dự án thực sự đã được triển khai và đi vào hoạt động rất ít. Hiện tại trên địa bàn có 16 dự án đang được triển khai thực hiện với số vốn hơn 16.500 tỷ đồng (805,5 triệu USD). Các địa bàn đang là điểm nóng thu hút đầu tư nước ngoài là Hải Phòng và Quảng Ninh. Tuy nhiên các dự án triển khai tại đây, mặc dù được hưởng nhiều điều kiện ưu tiên, ưu đãi, nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn. Một số địa phương trong vùng hiện nay chưa có dự án kêu gọi đầu tư từ nước ngoài như là Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên...
Các tỉnh thành trong vùng hiện cũng đã lập 37 dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài với số vốn là 23.165 tỷ đồng (1,13 tỷUSD), tuy nhiên do hạn chế về nội dung, đặc biệt là do tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu thời gian qua nên hiện cũng chưa có nhà đầu tư bảy tỏ ý định đầu tư rõ ràng.
Số lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và các dự án kêu gọi đầu tư vào các khu du lịch của địa phương vùng xem phụ lục 11.
5.2. Đầu tư trong nước
Từ 2001 Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch cho các địa phương trong vùng trên 1.500 tỷ đồng chủ yếu tập trung đầu tư cho các khu du lịch quốc gia được định hướng trong quy hoạch (1995-2010) như Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh), Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình). Các nguồn vốn mồi của Nhà nước từng bước đã tạo ra diện mạo và điều kiện khai thác phát triển các khu du lịch trên cả nước. Ngoài ra Nhà nước còn hỗ trợ đầu tư vào xúc tiến quảng bá, phát triển nhân lực từ nguồn ngân sách quốc gia. Chương trình hành động quốc gia về du lịch được thực hiện từ 2000 đến này và chương trình xúc tiến du lịch quốc gia từ năm 2008 đến nay là những nguồn đầu tư quan trọng đã và đang phát huy hiệu quả.
Hàng năm nhu cầu vốn của các tỉnh/thành phố trong vùng cần khoảng từ 500- 1.000 tỷ đồng, nhưng kế hoạch bố trí nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch của Chính phủ chỉ đảm bảo từ 18%-22% không đủ cơ cấu nhu cầu vốn của quy hoạch.
Bên cạnh đầu tư của Nhà nước, đầu tư của khu vực tư nhân tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn vừa qua, chủ yếu vào cơ sở vật chất, các công trình, khu, điểm du lịch, điển hình như khu du lịch quốc tế Tuần Châu, Hạ Long, khu du lịch Tràng An, Ninh Bình, khu du lịch Tam Chúc (Hà Nam), các tài nguyên như chùa Bái Đính (Ninh Bình), các khách sạn nhà hàng, sân golf, cơ sở vui chơi giải trí... Cùng với quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, sự ra đời thị trường chứng khoán tạo đà cho đầu tư tư nhân phát triển. Có thể đánh giá đầu tư của các doanh nghiệp du lịch có địa chỉ cụ thể, thiết thực gắn với nhu cầu phát triển của khu, điểm du lịch. Tuy nhiên với sự hạn chế về nguồn lực, tài chính và tầm nhìn nên đầu tư còn tự phát, dàn trải, manh mún và chưa khai thác tối ưu lợi thế, tiềm năng về tài nguyên du lịch. Một số nơi đầu tư thiếu quy hoạch đã phá vỡ không gian du lịch, làm phương hại tới tài nguyên và môi trường. Nếu so với nhu cầu vốn đầu tư được xác định tại Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 1995-2010 thì thì tổng vốn đầu tư cho nhu cầu phát triển ngành Du lich thấp hơn nhiều và chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, công tác đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung nên hiệu quả chưa cao.