III. CÁC ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
2. Định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch
2.1. Quan điểm phát triển sản phẩm
- Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng, nổi trội của vùng trên
cơ sở phát huy các giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, nổi trội là các giá trị văn hóa gắn với văn minh sông Hồng và cảnh quan vịnh Hạ Long. Hình thành rõ nét các sản phẩm, phù hợp với nhu cầu và xu hướng thị trường, có định hướng theo giai đoạn.
- Đầu tư có trọng tâm, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh và mang thương hiệu riêng đặc trưng của vùng.
- Tăng cường tính liên kết để phát triển các sản phẩm du lịch, có tính tổng hợp
cao, tránh trùng lặp.
- Phát triển những sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường và khai thác tối ưu
các giá trị tài nguyên tự nhiên và các giá trị di sản văn hóa, khai thác gắn với bảo tồn, chú trọng phát triển theo hướng bền vững.
2.2. Các định hướng chính
2.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch nổi trội, đặc thù: Sản phẩm đặc thù vùng ĐBSH&DHĐB gắn với các giá trị văn minh sông Hồng.
Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa: Vùng Đồng bằng sông Hồng cần được tập trung nghiên cứu, phát triển là du lịch văn hóa gắn với các giá trị của nền văn minh sông Hồng, trong đó chú trọng khai thác các giá trị văn hóa đã được quốc tế công nhận là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân loại như Hoàng thành Thăng Long, bia Tiến sỹ Văn Miếu, hội Gióng, Quan họ Bắc Ninh, Ca trù; các di tích lịch sử văn hóa nổi trội cấp quốc gia đặc biệt như khu di tích Cổ Loa, Phủ Chủ tịch, Côn Sơn Kiếp Bạc, cố đô Hoa Lư, Đền Trần và tháp Phổ Minh, Chùa Keo, phố Hiến.v.v.…; phố cổ Hà Nội kết hợp văn hóa ẩm thực; các bảo tàng, nhà trưng bày và các di tích khác; các lễ hội truyền thống (Chùa Hương, Hội Lim, hội Gióng, Yên Tử, Đến Trần- Phủ Dày…); các làng nghề và làng Việt Cổ: Đường Lâm, Vạn Phúc, Đông Ngạc, Bát Tràng, Đông Hồ, Trường Yên, Mạn Xuyên.v.v…). Qua đó hướng khai thác sản phẩm đặc trưng gồm:
- Tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu nền văn minh sông Hồng, văn hóa Việt Nam: + Các di sản lịch sử văn hóa, nghệ thuật truyền thống cội nguồn của cộng đồng người Việt và nhiều dân tộc khác.
+ Các di tích lịch sử-văn hóa dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. + Phố cổ kết hợp mua sắm và ẩm thực.
+ Các lễ hội và sinh hoạt tâm linh thuộc các nền văn minh, văn hóa các dân tộc. + Các làng Việt cổ và các làng nghề truyền thống ở vùng.
- Lễ hội-tín ngưỡng.
Phát triển các sản phẩm du lịch văn hoá gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu văn hoá, lối sống địa phương; phát triển du lịch làng nghề và du lịch cộng đồng kết hợp nghỉ tại nhà dân. Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận là các điểm nhấn tạo sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch cần chú trọng phát triển và bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch, cần tổ chức quản lý hoạt động du lịch phù hợp với yêu cầu về bảo tồn đồng thời phát huy các giá trị di sản. Bảo tồn, phục dựng và phát huy các tập tục, giá trị truyền thống, các nét sinh hoạt cộng đồng, văn hóa lối sống của từng địa phương để thiết kế, xây dựng sản phẩm du lịch tìm hiểu văn hóa phong phú, hấp dẫn. Khuyến khích và tạo thuận lợi cho phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn... Giới thiệu và phát triển các làng nghề cùng các sản phẩm làng nghề truyền thống qua hoạt động du lịch.
Ẩm thực là thế mạnh của vùng, cần phát triển mạnh dịch vụ ẩm thực đặc sắc mang phong cách Việt, giới thiệu rộng rãi văn hóa ẩm thực đến thị trường khách du lịch quốc tế; đây là một trong những sản phẩm du lịch văn hóa quan trọng, là loại hình du lịch đặc sắc, có tính đặc trưng cao cần có chiến lược phát triển và bảo tồn.
Nhóm sản phẩm du lịch biển, đảo: Sản phẩm du lịch gắn với các giá trị cảnh quan, sinh thái biển đảo vùng Đông Bắc cũng được xác định thuộc nhóm nổi trội, trong đó đặc biệt chú trọng khai thác các giá trị đã được UNESCO vinh danh như Di
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 66
sản và kỳ quan thế giới vịnh Hạ Long, khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, các bãi tắm Trà Cổ, Vân Đồn, Cô Tô, Quan Lạn, Bạch Long Vĩ, v.v…, gồm các loại hình sau:
- Nghỉ dưỡng biển.
- Tham quan cảnh quan, hệ sinh thái biển, đảo. - Vui chơi giải trí, thể thao khám phá.
Du lịch biển đảo là thế mạnh của vùng, phát triển mạnh hệ thống sản phẩm du lịch biển có khả năng cạnh tranh được trong khu vực về nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển – đảo; xây dựng khu du lịch biển có chất lượng cao cùng với các khu giải trí cao cấp. Hình thành cơ sở và dịch vụ du lịch bổ trợ cho các sản phẩm du lịch thể thao và sinh thái biển, các sự kiện văn hóa, thể thao gắn với biển, đảo. Xây dựng năng lực đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng biển – đảo dài ngày. Sử dụng các lợi thế về tài nguyên tự nhiên và các nét văn hóa đặc trưng vùng biển - đảo để thiết kế phát triển các sản phẩm biển có sức hấp dẫn cao.
Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái, tham quan cảnh quan: Du lịch gắn với các giá trị hệ sinh thái vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, các giá trị cảnh quan thiên nhiên, hang động như Ba Vì, Tam Đảo, Cúc Phương, Tràng An-Tam Cốc-Bích Động, Vân Long, Xuân Thủy, với các loại hình sau:
- Tham quan cảnh quan, hang động. - Nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên.
Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch có trách nhiệm đi kèm với bảo vệ môi trường văn hóa, xã hội, cộng đồng tại các địa phương. Phát huy các hình thái nông nghiệp, các hoạt động du lịch cộng đồng hấp dẫn đối với các thị trường du lịch trong nước và quốc tế.
2.2.2. Định hướng đa dạng hóa sản phẩm: Bên cạnh việc ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm chính, đặc thù trên cơ sở các tài nguyên du lịch có lợi thế cao, cần chú trọng việc đa dạng hóa sản phẩm nhằm phục vụ các đối tượng khách với những nhu cầu đa dạng như:
• Du lịch MICE ở các trung tâm lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. • Du lịch đô thị: Gắn với các đô thị lớn, cổ như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. • Du lịch giáo dục: gắn với các di tích, bảo tàng, nhà trưng bày …
• Du lịch thể thao: Gắn với khu vực núi cao và biển.
• Du lịch nghỉ dưỡng núi, dưỡng bệnh: Gắn với các suối nước nóng, các khu vực có khí hậu tốt như Ba Vì, Tam Đảo, Kênh Gà.v.v...
• Du lịch du thuyền: Gắn với biển Đông Bắc.
• Du lịch thương mại, mua sắm: Gắn với các đô thị lớn, cửa khẩu Móng Cái. - Làm mới sản phẩm du lịch bằng việc bổ sung thêm các loại hình dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của các thị trường khách khác nhau.
- Bảo tồn, phục dựng và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử truyền thống, phong tục tập quán của từng địa phương để thiết kế xây dựng các sản phẩm du lịch mới, đa dạng phục vụ các đối tượng khách.
- Tập trung đầu tư xây dựng các trung tâm mua sắm tầm cỡ trong nước và quốc tế tại các thành phố lớn để khai thác thế mạnh về loại hình du lịch MICE, du lịch mua sắm…, Đầu tư để hình thành từ một đến hai trung tâm mua sắm để kết hợp khai thác loại hình du lịch với du lịch mua sắm. Kết hợp với ngành thương mại để hình thành các mùa mua sắm hàng hóa tại các trọng điểm du lịch, thu hút khách mua sắm trong nước và quốc tế.
- Phát huy lợi thế là trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội của đất nước chú trọng đến phát triển và tổ chức các sự kiện văn hóa lớn của đất nước, xây dựng và hình thành thương hiệu địa điểm chuyên tổ chức sự kiện.
- Đầu tư phát triển các cơ sở tiện nghi phục vụ nhu cầu hoạt động thể thao, giải trí gắn với du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng của loại hình du lịch này; Hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch sân golf, hình thành các tiện nghi du lịch thể thao biển – đảo. Du lịch thể thao, mạo hiểm thu hút lượng khách có động cơ tham gia cao và mức chi trả cao, bao gồm nhiều loại đối tượng: tham gia các hoạt động thể thao tập luyện thi đấu hoặc tham gia thể thao nhẹ có tính giải trí, đến tham dự các giải đấu hoặc sự kiện thể thao, đến tham quan các cơ sở, tiện nghi sân tập thể thao hoặc đến dự triển lãm về các sự kiện hoặc vận động viên tiêu biểu.
- Từng bước hình thành các loại hình sản phẩm du lịch mang tính giáo dục như: du lịch tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch trải nghiệm làng quê, du lịch cộng đồng… Phát triển các sản phẩm du lịch đang có xu hướng gia tăng như du lịch chữa bệnh, du lịch làm đẹp…
2.2.3. Định hướng liên kết phát triển sản phẩm: Để phát huy tối đa khả năng phát triển sản phẩm du lịch của vùng nhằm đáp ứng phục vụ nhu cầu thị trườngcần tăng cường liên kết để phát triển sản phẩm theo hia hướng: Liên kết phát triển sản phẩm tổng hợp có sức cạnh tranh cao, mang tính thương hiệu vùng và liên kết phát triển sản phẩm theo chuyên đề.
• Liên kết phát triển sản phẩm tổng hợp: Liên kết các địa phương trong toàn vùng để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng sản phẩm: Văn hóa - Sinh thái - Biển, đảo.
• Liên kết phát triển sản phẩm theo chuyên đề;
+ Liên kết các địa phương vùng Châu thổ sông Hồng khai thác phát triển du lịch văn hóa: Du lịch tham quan làng nghề, làng Việt cổ; lễ hội, tâm linh; tham quan di tích theo chủ đề.
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐBĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 68
+ Liên kết các địa phương vùng Nam Sông hồng phát triển du lịch sinh thái. + Liên kết các tỉnh Duyên hải phát triển du lịch biển - đảo.
Ngoài ra cũng có thể liên kết các địa phương trong toàn vùng phát triển sản phẩm theo chuyên đề như du lịch sinh thái vườn quốc gia, du lịch tham quan hang động, du lịch lễ hội tâm linh, du lịch đường sông, du lịch khám phá biển đảo.v.v...
Để phát triển sản phẩm liên kết ngoài sự tham gia của các địa phương, cần thiết có sự phối hợp, liên kết giúp đỡ của các ngành liên quan:
• Liên kết các ngành đường sắt, hàng không, tàu biển tạo sản phẩm đa dạng, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trong chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch. Phối hợp tổ chức các chiến dịch về các gói sản phẩm để thúc đẩy sự phát triển chung, phát triển cùng có lợi, đảm bảo tính liên tục và bền vững trong chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch.
• Phát huy vai trò của Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế và văn hóa của cả nước, tạo dựng các liên kết trong phát triển sản phẩm. Nhiều loại kết hợp có thể được phát huy theo các liên kết theo ngành nghề, liên kết theo tổ chức quản lý, liên kết dọc, liên kết giữa các vùng... các liên kết được hình thành trên cơ sở các lợi ích chung, riêng và trên cơ sở sắp xếp phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn. Các mô hình liên kết cần có sự định hướng của Nhà nước, trong quá trình hoạt động các mô hình phát huy các liên kết nhà nước và tư nhân.
• Các sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương là cơ sở xây dựng hình ảnh vùng, các sản phẩm đơn lẻ bổ trợ, gắn kết sẽ tạo thành những chuỗi sản phẩm du lịch có tính tổng thể mang nét đặc trưng cao cho toàn vùng. Tạo thành nét đặc trưng riêng được xây dựng trên cơ sở các sản phẩm đặc thù, nổi trội cùng các sản phẩm bổ trợ tạo thành sản phẩm du lịch tổng hợp thu hút khách lưu trú dài ngày và tăng thu nhập du lịch cho mỗi địa phương, đem lại lợi ích chung cho toàn vùng trong phát triển du lịch.
• Đẩy mạnh đầu tư phát triển các dòng sản phẩm, tuyến du lịch theo định hướng liên kết vùng, liên kết các điểm đến trong vùng và liên kết ngoài vùng tạo sự đa dạng, độc đáo, khác biệt và mới lạ, khai thác triệt để yếu tố văn hóa - lịch sử và sinh thái.