Hiện nay, khi tiến hành lập dự án tại Công ty đang áp dụng các phương pháp là phương pháp thu thập thông tin, phương pháp cộng chi phí và phương pháp so sánh đối chiếu. Tuy nhiên, khi các cán bộ lập dự án tiến hành lập một dự án nào đó thì đầu tiên các cán bộ sẽ được hướng dẫn cách làm một dự án như thế nào chứ không nói đến sử dụng phương pháp nào để lập dự án. Do đó, để nâng cao công tác lập dự án, cần phải lập một hệ thống các phương pháp lập dự án khoa học cao đối với từng loại dự án và từng nội dung trong mỗi dự án. Trong thời gian tới, công ty cần hoàn thiện các phương pháp đang sử dụng và bổ sung thêm một số phương pháp như phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp toán xác suất, phương pháp dự báo.
3.3.3.1.Phương pháp phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như lợi nhuận, thu nhập thuần, hệ số hoàn vốn nội bộ… khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi.
dẫn đến việc tinh toán không chính xác, hiệu quả chưa cao. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình biến đổi, nhiều thị trường mới hình thành và có nhiều biến động. Các biến cố như giá cả, lãi suất, tỷ giá, thuế suất…thường xuyên thay đổi theo những chiều hướng khác nhau, rất khó dự báo chính xác.
Phương pháp phân tích gồm các bước như sau:
- Tăng hay giảm mỗi yếu tố đó theo cùng tỷ lệ % nào đó ( nếu phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố) hoặc tăng hay giảm đồng thời các yếu tố đó (nếu trong tình huống tốt, xấu khác nhau) .
- Tính lại các chỉ tiêu hiệu quả xem xét.
- Đo lường tỷ lệ % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự thay đổi của các yếu tố trên. Yếu tố nào làm cho chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi lớn thì dự án nhạy cảm với yếu tố đó. Yếu tố này cần được nghiên cứu và quản lý nhằm hạn chế tác động tốt xấu, phát huy tác động tích cực đến sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét.