Hoàn thiện nội dung nghiên cứu khía cạnh tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Hà Nội Sông Hồng (Trang 82)

Phân tích tài chính có vai trò quan trọng không chỉ với chủ đầu tư mà còn cả đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của Nhà nước, các cơ quan tài trợ vốn cho dự án, là cơ sở để tiến hành phân tích khía cạnh kinh tế xã hội. Chính vì vậy khi tiến hành phân tích tài chính cần phải tính toàn đầy đủ, chính xác các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, đồng thời phải đảm bảo tính hợp lý các nguồn vốn.

Khi tính toán dòng tiền của dự án cán cán bộ lập dự án thường lấy tỷ lệ chiết khấu chính là lãi suất đi vay, trong khi dự án được huy động vốn từ nhiều nguồn

khác nhau. Ví dụ như trong dự án xây dựng Tòa nhà hỗn hợp Nhà ở kết hợp Dịch

vụ thương mại và Văn phòng cho thuê tại số 4 Chính Kinh, căn cứ vào tình hình thị trường cán bộ lập dự án đã đưa ra mức lãi suất vay dự kiến là 16 %. Sau đó các cán bộ lập dự án cũng ước lượng tỷ suất chiết khấu tài chính dự án bằng lãi suất đi vay là 16 % mà không dựa trên lãi vay các nguồn vốn huy động khác. Do đó ảnh

hưởng đến độ chính xác của kết quả tính toán dòng tiền dự án. Tỷ lệ chiết khấu phải được tính theo bình quân các nguồn vốn huy động khác nhau của dự án:

∑ ∑ = = = m k k m k k k Iv r Iv r 1 1 Trong đó: Ivk : số vốn vay từ nguồn k rk : lãi suất vay từ nguồn k m : số nguồn vay

Mặt khác hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính dự án chưa đầy đủ. Hiện nay Công ty hiện mới sử dụng 3 chỉ tiêu chủ yếu là NPV, IRR, T. Đây là những chỉ tiêu cơ bản của một dự án đầu tư tuy nhiên các chỉ tiêu này chưa đủ để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án. Do đó trong thời gian tới cán bộ lập dự án cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu quan trọng khác như: chỉ tiêu lợi ích chi phí (B/C), chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư (RR), điểm hòa vốn (BEP) để có cái nhìn toàn diện hơn về dự án. Ngoài ra, khi phân tích tài chính cán bộ lập dự án cần tính toán các chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp trong việc đảm bảo tài chính cho dự án như: hệ số vốn tự có so với vốn đi vay, tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư.

Một nội dung không kém phần quan trọng cần được xem xét là đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án. Tuy nhiên nội dung này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng trong các dự án tại Công ty. Chính vì vậy trong thời gian tới Công ty cần bổ sung hoàn thiện phần này trong nội dung phân tích tài chính. Các vấn đề cụ thể cần nghiên cứu là:

- An toàn về nguồn vốn: cần đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa vốn tự có (bao gồm cả vốn góp cổ phần và liên doanh) và vốn đi vay > 1.

- An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và trả nợ qua các chỉ tiêu:

+ Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành= tài sản lưu động/nợ ngắn hạn > 1. + Tỷ số khả năng tră nợ của dự án= Nguồn nợ hàng năm/nợ phải trả.

gây nên sự ảnh hưởng nhiều nhất đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính đã tính toán từ đó có biện pháp quản lý chúng trong thời gian thực hiện dự án. Khi phân tích độ nhạy có thể sử dụng ba phương pháp sau:

- Phương pháp 1: phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính nhằm tìm ra yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn của các chỉ tiêu hiệu quả đang xem xét.

- Phương pháp 2: phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ án toàn của dự án.

- Phương pháp 3: cho các chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn thị trường, nhà đầu tư và quản lý dự án chấp nhận được. Mỗi sự thay đổi ta có một phương án. Căn cứ và diều kiện thị trường, của nhà đầu tư hoặc quản lý để chọn phương án có lợi nhất.

3.1.1.1. Hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả kinh tế xã hội

Tại Công ty nội dung nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội đã được các cán bộ lập dự án xem xét, tuy nhiên vẫn còn sơ sài và đánh giá chủ quan định tính. Các khía cạnh thường được đề cập đến như tác động của dự án đối với xã hội, góp phần giửi quyết vấn đề nhà ở, ổn định xã hội… mà chưa đề cập đến các nội dung có ý nghĩa hơn như đóng góp của dự án vào ngân sách, tạo bao nhiêu việc làm, tạo mức thu nhập cho người lao động là bao nhiêu. Có thể thấy rõ điều này trong ví dụ lập dự án Tòa nhà hỗn hợp Nhà ở kết hợp Dịch vụ thương mại và Văn phòng cho thuê số 4 Chính Kinh ở trên. Do đó trong thời gian tới công ty cần phải bổ sung các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đâu tư như: giá trị gia tăng thuần (NVA), giá trị hiện tại ròng kinh tế (NPVE), tỷ số lợi ích – chi phí kinh tế (B/C(E)). Cách tính các chỉ tiều này như sau:

- Giá trị gia tăng thuần NVA

NVA = O – (MI + I) Trong đó:

NVA: Giá trị sản phẩm thuần túy gia tăng do dự án đem lại. Đây là đóng góp của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế.

O : là giá trị đầu ra của dự án.

MI : là giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên đây.

I : Là vốn đâu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng và mua sắm máy móc thiết bị.

- Giá trị hiện tại ròng nền kinh tế NPVE

Trong đó:

BEi là lợi ích kinh tế của dự án tại năm thứ I của đời dự án. CEi là chi phí kinh tế của dự án tại năm thứ I của đời dự án. rs là tỷ suất chiết khấu xã hội.

Dự án được chấp nhận trên góc độ hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế khí NPVE>0. - Tỷ số lợi ích - chi phí kinh tế B/C(E)

∑ ∑ = = + + = m i i s i n i i i E r CE r BE C B s 0 0 ) ( ) 1 /( ) 1 /( / Trong đó:

BEi là lợi ích kính tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. CEi là chi phí kinh tế của dựu án tại năm thứ i của đời dự án. rs là tỷ suất chiết khấu xã hội

Dự án được chấp nhận khi B/C(E)>1.

Trên thực tế nhiều dự án có tính khả thi không cao do tác động về mặt kinh tế xã hội không hiệu quả khiến dự án có thể không được cấp giấy phép đầu tư. Chính vì vậy cần phải đưa các chỉ tiêu trên vào nội dung tính toán của phần nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội của dự án. Có như vậy, nội dung nghiên cứu này mới đầy đủ, chính xác, đảm bảo tính khả thi của dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Hà Nội Sông Hồng (Trang 82)