Đàm phán ký kết và gia nhập thêm các Điều ước và thỏa thuận quốc tế về bảo hiểm thân tàu

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới về bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải (Trang 127)

c. Nhóm giải pháp về công tác cán bộ.

3.3.2.5.Đàm phán ký kết và gia nhập thêm các Điều ước và thỏa thuận quốc tế về bảo hiểm thân tàu

cán bộ giỏi ngoại ngữ.

- Đối với đội ngũ cộng tác viên, đại lý, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cũng cần phải có những chính sách đãi ngộ hợp lý, coi họ như những nhân viên làm công tác hỗ trợ hoạt động kinh doanh trong quá trình thực hiện.

3.3.2.5. Đàm phán ký kết và gia nhập thêm các Điều ước và thỏa thuận quốc tế về bảo hiểm thân tàu hiểm thân tàu

Ngoài pháp luật quốc gia, hoạt động hàng hải của mỗi nước còn bị điều chỉnh bởi các điều ước, thỏa thuận quốc tế khi nước mình đã ký kết hoặc gia nhập và trở thành thành viên. Mặt khác, việc vận dụng có chọn lọc nhằm tuân thủ hợp lý những ràng buộc của “luật bất thành

văn” thuộc tập quán, thông lệ hàng hải quốc tế hoặc các tiền lệ riêng của mỗi nước cũng không phải là ngoại lệ đối với quốc gia có hoạt động hàng hải. Do đó, việc ký kết, gia nhập và tổ chức thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế về hàng hải cũng như vận dụng một cách phù hợp các tập quán, thông lệ hàng hải quốc tế (kể cả tiền lệ riêng của mỗi nước) giữ vai trò không kém phần quan trọng trong hoàn thiện pháp luật hàng hải của mỗi quốc gia. Xuất phát từ yếu tố đặc thù nêu trên, thời gian qua, Cục Hàng hải Việt Nam đã chủ động tổ chức nghiên cứu đề xuất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định ký kết, gia nhập các điều ước và thỏa thuận quốc tế về hàng hải. Hiện tại nước ta là thành viên của 13 công ước do Tổ chức Hàng hải quốc tế thông qua (không tính bộ luật, nghị định thư bổ sung của công ước và các nghị quyết, thông tri, hướng dẫn của Đại hội đồng, Hội đồng, Tổng thư ký, các Ủy ban, Tiểu ban chuyên môn của Tổ chức này), 19 hiệp định và 22 thỏa thuận hàng hải với các nước. Riêng từ năm 2005 đến nay, Cục Hàng hải Việt Nam đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiến hành nghiên cứu, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định việc ký kết, gia nhập thêm 03 công ước (SAR 1979 đã được phê chuẩn gia nhập và BUNKER 2001, MLC 2006 đang được xem xét quyết định) và 06 hiệp định, thỏa thuận về hàng hải.

Kết quả nêu trên không những tạo điều kiện thuận lợi để các hoạt động hàng hải của nước ta từng bước hội nhập toàn diện, sâu rộng hơn với hoạt động hàng hải thế giới và khu vực, mà còn góp phần thúc đẩy tiến trình hoàn thiện pháp luật hàng hải Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển của pháp luật hàng hải quốc tế.

Chúng ta cần tăng cường hơn nữa các hoạt động phổ biến, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật Việt Nam và điều ước, thỏa thuận quốc tế về hàng hải mà nước ta là thành viên, đặc biệt là nội dung sửa đổi mới của các công ước đã được hoặc sắp được Tổ chức Hàng hải quốc tế thông qua; áp dụng các biện pháp, nhóm giải pháp thiết thực nhằm ngăn ngừa kịp thời, hiệu quả các sai phạm và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực thi pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách (cả doanh nghiệp hàng hải) nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng tăng của nhiệm vụ này.

Sớm triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch đánh giá tự nguyện đối với nghĩa vụ quốc gia thành viên Tổ chức Hàng hải quốc tế về áp dụng 06 công ước bắt buộc của Tổ chức này

(SOLAS 74/78, MARPOL 73/78, COLREG 72, STCW 78/95, LL 66, TONNAGE 69). Đây là dịp để chúng ta tự đánh giá nội bộ về kết quả tổ chức thực hiện kể từ khi cả 06 công ước

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới về bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải (Trang 127)