Khắc phục những hạn chế của các văn bản pháp luật bảo hiểm thân tàu Việt Nam a Bộ luật hàng hải

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới về bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải (Trang 107 - 109)

những nội dung chưa được điều chỉnh hay quy định chưa rõ hoặc còn thiếu thống nhất; bãi bỏ những quy định không còn phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển, hội nhập của ngành hàng hải Việt Nam;

- Đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa;

- Bảo đảm tính phù hợp, sự thống nhất với Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam;

- Việc vận dụng quy định của các điều ước, tập quán quốc tế và luật nước ngoài phải phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và xu thế phát triển của luật hàng hải quốc tế, sát với thực tiễn hoạt động hàng hải của Việt Nam.

Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện những quy định của Bộ luật hàng hải về bảo hiểm thân tàu, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật tố tụng hàng hải và pháp luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp và các pháp luật liên quan bảo hiểm hàng hải nói chung, bảo hiểm thân tàu nói riêng theo hướng xây dựng các cơ quan tiến hành tố tụng là nòng cốt, phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong việc phát hiện, phòng ngừa ngăn chặn những sai phạm về bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm thân tàu nói riêng. Hoàn thiện những quy định về thẩm quyền của các cơ quan tư pháp (như đối với Viện kiểm sát) trong việc kiến nghị các cơ quan, tổ chức và đơn vị hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa những sai phạm về bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm thân tàu nói riêng...Việc quy định chặt chẽ và hợp lý các quy định về thủ tục, hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, các hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng sẽ là biện pháp quan trọng, đem lại hiệu quả phòng ngừa cao đối với những sai phạm về bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm thân tàu nói riêng, lấp được những kẽ hở pháp luật mà người bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm có thể lợi dụng để lẩn tránh sự trừng trị của pháp luật, thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm một cách trót lọt.

3.3.1.2. Khắc phục những hạn chế của các văn bản pháp luật bảo hiểm thân tàu Việt Nam a. Bộ luật hàng hải 2005 a. Bộ luật hàng hải 2005

Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung pháp luật hàng hải một cách tổng thể hoặc tách Bộ Luật hàng hải thành những đạo luật riêng để việc điều chỉnh pháp luật hợp lý hơn. Thực tế, Bộ Luật hàng hải phải thực hiện đồng thời quá nhiều mục tiêu như: phát triển vận tải biển, đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hoá, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học.… Điều đó làm cho việc sửa đổi, bổ sung pháp luật lao động không được đồng bộ, chẳng những làm giảm hiệu quả điều chỉnh pháp luật mà còn ảnh hưởng đến tác dụng vốn có của mỗi chính sách. Nên chăng hoàn thiện pháp luật hàng hải theo hướng từng bước tách một số chế định thành một số luật chuyên ngành để tiện cho việc thực hiện như: Luật tàu biển, Luật an ninh hàng hải, Luật vận tải biển…

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật bảo hiểm hàng hải phải tiếp cận tiêu chuẩn hàng hải quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Là một nước thành viên của IMO, trong điều kiện hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá trong nhiều lĩnh vực, hệ thống pháp luật hàng hải của Việt Nam cần tiếp cận rộng rãi hơn nữa với các tiêu chuẩn hàng hải quốc tế. Việc tiếp cận các tiêu chuẩn lao động quốc tế không chỉ bó hẹp trong các Công ước của IMO mà Việt Nam đã phê chuẩn mà còn phải dựa trên cả những Công ước mà Việt Nam chưa phê chuẩn như: Công ước quốc tế về kiểm soát các hệ thống chống hà độc hại trên tàu biển (Antifouling System Convention - AFS) vào tháng 10-2001, Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu MARPOL 73/78 (phụ lục III-VI), Công ước lao động hàng hải (ILO 147)... Điều đó có nghĩa là, hệ thống pháp luật hàng hải phải thể chế hoá các Công ước này, tạo ra điều kiện để nước ta có thể phê chuẩn các Công ước này trong thời gian tới. Khi đưa các tiêu chuẩn quốc tế vào pháp luật quốc gia sẽ làm cho người bảo hiểm buộc phải thực hiện chúng và điều đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập tốt hơn trong việc thực hiện các tiêu chuẩn hàng hải, các quy tắc ứng xử liên quan đến tiêu chuẩn hàng hải. Nếu không tiếp cận các tiêu chuẩn hàng hải quốc tế trong hệ thống pháp luật thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tốn kém khi đăng ký các bộ quy tắc ứng xử (CoC) như là điều kiện để xuất hàng hoặc tránh bị chèn ép trong xuất khẩu.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện cơ chế thị trường, đổi mới các công cụ quản lý của nhà nước trong lĩnh vực lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho những yếu tố của thị trường bảo hiểm hàng hải phát triển. Ban hành đồng bộ, kịp thời các văn bản pháp quy cho sự phát triển của

thị trường bảo hiểm hàng hải trong điều kiện hội nhập. Cải thiện các quy định pháp lý, tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật, có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ quyền lợi chính đáng của người được bảo hiểm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hội nhập nền kinh tế thế giới là quá trình tất yếu khách quan với nhiều cơ hội và thách thức, song đối với pháp luật bảo hiểm hàng hải Việt Nam là một thách thức không nhỏ. Do đó, hoàn thiện pháp luật bảo hiểm hàng hải Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá phải đạt được các yêu cầu: bảo vệ người được bảo hiểm đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bảo hiểm, tạo lập mối quan hệ bảo hiểm hài hoà, góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội, vững vàng trong hội nhập và phát triển. Chính vì thế, các yêu cầu đối với pháp luật bảo hiểm hàng hải phải được đặt trong giải pháp hoàn thiện tổng thể hệ thống pháp luật khác có liên quan trên cơ sở nguyên tắc tương thích và công bằng.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới về bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)