Phạm vi bảo hiểm thân tàu

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới về bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải (Trang 64)

Những rủi ro được bảo hiểm thường là 4 rủi ro chính, 3 rủi ro thông thường và rủi ro riêng về chiến tranh. Ngoài ra, theo đặc thù của hoạt động kinh doanh, khai thác tàu biển

người bảo hiểm còn đề ra các rủi ro có thể được bảo hiểm. Đó là những rủi ro nếu không khai báo kịp thời để mua bảo hiểm thì chúng là rủi ro loại trừ.

Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm thân tàu được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu, được hướng dẫn cụ thể trong các điều kiện bảo hiểm thân tàu. Kể từ thế kỷ 19 các điều khoản đã trở thành một tiêu chuẩn cho các đơn bảo hiểm thân tàu đã được tập hợp thành một bộ điều khoản (a set of clauses) để dùng cho các đơn bảo hiểm thân và máy tàu trong một thời gian và đã được Viện các nhà bảo hiểm Luân Đôn ấn hành, gọi là Điều khoản bảo hiểm thân tàu thời hạn của Viện các nhà bảo hiểm Luân Đôn – Institute Time Clause – Hulls (ITC). Dù rằng việc sử dụng các điều khoản này không có tính bắt buộc song việc chấp nhận nó đã là một chuyện hiển nhiên bởi ITC đã trở thành cơ sở các điều khoản bảo hiểm thân tàu trên toàn thế giới. Các điều khoản này đã được sửa đổi nhiều lần kể từ khi xuất hiện lần đầu và đã được bổ sung trong các đơn bảo hiểm bởi những điều khoản tiêu chuẩn khác trong khi chờ tu chỉnh chính thức.

Hiện nay, trên thế giới không có các điều kiện bảo hiểm thân tàu thống nhất chung. Được áp dụng phổ biển nhất là các điều khoản bảo hiểm thân tàu thời hạn của Viện các nhà bảo hiểm Luân Đôn – Institute Time Clause – Hulls N0 280 ngày 01/10/1983 (ITC 1983) hay phiên bản mới nhất ngày 01/11/1995 (ITC 1995). Các điều khoản này hiện nay cũng được các công ty bảo hiểm Việt Nam áp dụng rộng rãi cho bảo hiểm thân tàu biển chạy chuyến quốc tế và các điều khoản này cũng chính là cơ sở để các tổ chức bảo hiểm Việt Nam soạn thảo các điều khoản áp dụng với tàu hoạt động trong vùng nội thủy, vùng biển Việt Nam. Luận văn chỉ đề cập đến ITC 1995 bởi nó được Bảo Việt và Bảo Minh, hai công ty lớn nhất về bảo hiểm thân tàu, thường áp dụng trong các hợp đồng bảo hiểm thân tàu cụ thể, có so sánh với ITC 1983, Điều kiện bảo hiểm hay được các chủ tàu các nước phát triển áp dụng. Theo thực tiễn bảo hiểm thân tàu của Anh, Mỹ và Phần Lan, thân tàu thường được bảo hiểm theo các điều kiện sau:

i) Bảo hiểm mọi rủi ro

ii) Bảo hiểm tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận iii) Bảo hiểm tổn thất toàn bộ.

Ngoài ra còn có thể có những hình thức bảo hiểm thân tàu khác như chỉ bảo hiểm tổn thất toàn bộ thực tế, chỉ bảo hiểm tổn thất bộ phận…

Thực tiễn bảo hiểm của Canada và Ấn Độ cho thấy thân tàu thường được bảo hiểm theo các điều kiện sau:

i) Bảo hiểm tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận ii) Bảo hiểm tổn thất bộ phận

iii) Bảo hiểm tổn thất toàn bộ.

Tại Việt Nam, các công ty bảo hiểm thường nhận bảo hiểm thân tàu theo điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro và bảo hiểm tổn thất toàn bộ (quy tắc bảo hiểm thân tàu của Bảo Việt, Bảo Minh).

Đối với hợp đồng bảo hiểm thân tàu mọi rủi ro, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường mọi tổn thất, cụ thể là những tổn thất sau:

- Tổn thất toàn bộ (thực tế và ước tính) – Total Loss (Actual and Constructive);

- Hư hỏng tàu được bảo hiểm bao gồm cả hai loại: tổn thất riêng và tổn thất chung (Damage to the ship including both particular average and general average sacrifice);

- Các chi phí kiện tụng (Sue and labor charges);

- Đóng góp tổn thất chung do tàu được bảo hiểm (General average contributions incurred by assued);

- Cứu hộ và chi phí cứu hộ (Salvage charges); - Trách nhiệm đâm va (Collision Liability);

- Chi phí phát sinh liên quan đến việc đòi người thứ 3 (Cost incurred in connection with recoverable claim).

Phạm vi bảo hiểm thân tàu theo bảng sau:

Phạm vi bảo hiểm x

TLO FOD FPA ITC Tổn thất toàn bộ thực tế Tổn thất toàn bộ ước tính Chi phí cứu nạn X X X X X X X X X X X X

Chi phí tố tụng đề phòng hạn chế tổn thất Chi phí trách nhiệm đâm va

Chi phí đóng góp tổn thất chung

Tổn thất bộ phận nhất định do hành đông tổn thất chung

Tổn thất riêng vì cứu hoả và đâm va khi cưú hoả Tổn thất bộ phận khác do tổn thất chung

Tổn thất riêng vì mọi rủi ro tai nạn khác

O O O O O O O X X O O O O O X X X X X O O X X X X X X X

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới về bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải (Trang 64)