Đối tƣợng bảo hiểm

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới về bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải (Trang 54 - 57)

Đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu là toàn bộ con tàu và trang thiết bị của con tàu đó. Do đặc điểm hoạt động của tàu biển nên đối tượng bảo hiểm cần được kê khai chi tiết các mục sau:

- Tên tàu: Mỗi một con tàu khi đưa vào hoạt động cũng như con người khi được sinh ra đều mang một tên riêng biệt và bắt buộc phải ghi vào phía sau đuôi tàu. Luật hàng hải không cho

phép đặt trùng tên chiếc tàu biển; muốn thay đổi tên tàu phải khai báo và phải được chính quyền cho phép. Trong thực tế, cũng có khi gặp tàu trùng tên, muốn phân biệt người ta phải xét đến quốc tịch của tàu.

- Tên cảng đăng ký trụ sở của chủ tàu hay người thuê tàu định hạn. - Quốc tịch của con tàu

- Năm và nơi đóng tàu: Người tham gia bảo hiểm phải ghi đầy đủ năm và nơi đóng con tàu được bảo hiểm để người bảo hiểm theo dõi tàu và chất lượng tàu khi đóng.

- Cấp của con tàu: Căn cứ vào cấp do đăng kiểm xếp hạng. Trong thời gian hiệu lực của bảo hiểm cấp tàu phải không thay đổi. Nếu gặp tổn thất được bảo hiểm ảnh hưởng đến cấp tàu thì người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm cho đến khi tàu về đến cảng kế tiếp hoặc cảng lánh nạn và cả thời gian tàu neo đậu an toàn tại cảng.

- Trọng tải và sức kéo của con tàu: Người bảo hiểm cần biết được thông tin này để theo dõi hoạt động của con tàu, xét xem con tàu vận chuyển có đúng mức trọng tải và sức kéo đã đăng ký, khai báo hay không. Nếu có rủi ro xảy ra, tỷ lệ bồi thường tổn thất sẽ khác nhau nếu trọng tải và sức kéo của con tàu thực hoạt động không đúng với trọng tải và sức kéo của bản thân nó.

Theo Bộ luật bảo hiểm hàng hải Canada 1993, đối tượng bảo hiểm bao gồm thân tàu, máy móc, vật tư, nhiên liệu, dầu và các động cơ được sở hữu bởi người được bảo hiểm, và các phụ kiện thông thường cần thiết cho thương mại trong trường hợp con tàu tham gia vào thương mại đặc biệt (khoản 1, điều 2). Đối tượng bảo hiểm thân tàu trong Luật bảo hiểm hàng hải Ấn Độ năm 1963 được quy định ngắn gọn, bao gồm vỏ tàu, máy móc, thiết bị trong quá trình hoạt động của tàu. Trong khi đó, Luật bảo hiểm hàng hải Singapore năm 1997 quy định khá chi tiết về đối tượng bảo hiểm thân tàu: Các cấu trúc nổi có động cơ, chuyên dùng để hoạt động trên biển, sông và các vùng nước có liên quan bao gồm tất cả các tàu lớn, tàu vừa, tàu nhỏ chuyên chở hàng hoá hành khách; sà lan; thuyền máy; thuyền buồm; tàu lai dắt; tàu cứu hộ; cần cẩu nổi…và tất cả các trang thiết bị của một con tàu gồm: Neo, xuồng cứu sinh, máy móc, đều được coi là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm thân tàu.

Theo khoản 4 điều 6 Luật bảo hiểm hàng hải Mỹ và khoản 3 điều 26 Luật bảo hiểm hàng hải Phần Lan: Đối tượng bảo hiểm là bản thân toàn bộ con tàu, bao gồm vỏ tàu, máy

móc, trang thiết bị thông thường đi biển và phục vụ kinh doanh (không bao gồm vật dụng, tài sản cá nhân), bảo hiểm cả cước phí và bảo hiểm phí tổn điều hành, lời lãi thặng dư.

Khi kê khai đối tượng bảo hiểm cần nêu: - Tên tàu (Name of vessel)

- Cảng đăng ký tàu (Port registed): là cảng chủ tàu đóng trụ sở.

- Quốc tịch tàu (Nationality): nơi chủ tàu cho con tàu của mình đăng ký quốc tịch để mang cờ tàu.

- Năm và nơi đóng tàu (Year and Origin of building): để tính tuổi tàu và chất lượng tàu. - Cấp tàu (Classification): là mức độ tàu được xếp hạng sau khi đăng kiểm.

- Trọng tải hoặc sức chứa của tàu: có thể kê khai trọng tải tàu theo GRT, DWT, NRT. Ngoài ra còn có những yếu tố mặc nhiên khác:

- Tàu đủ khả năng đi biển:

+ Tàu có đầy đủ trang thiết bị ở trong tình trạng hoạt động tốt, các hầm hàng, các buồng đông lạnh phải thích ứng với việc tiếp nhận bảo quản và chuyên chở hàng hóa.

+ Biên chế đầy đủ đội ngũ sĩ quan, thuyền viên, cung ứng về nhiên liệu, thực phẩm phải đầy đủ trong hành trình.

+ Tuân thủ kỹ thuật bốc xếp hàng, phải có sơ đồ xếp hàng.

- Quốc tịch tàu phải không đổi trong suốt thời gian bảo hiểm: việc lựa chọn quốc tịch tàu để cấm cờ tàu thuộc chủ quyền của chủ tàu và tùy thuộc vào mục đích, nhiệm vụ kinh doanh của con tàu.

- Hành trình tàu phải hợp pháp: trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng có thể phát sinh những lệnh bao vây, cấm vận, phong tỏa, bắt giữ, kiềm chế hàng hóa hoặc con tàu chuyên chở hàng hóa đó. Nếu chủ tàu không từ bỏ hành trình, vi phạm một trong những lệnh trên thì được coi là hành trình bất hợp pháp.

Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906 quy định đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu là “bản thân con tàu, bao gồm cả các trang bị của tàu và lương thực, những đồ dự trữ cho sỹ quan, thủy thủ, tiền ứng trước để trả lương cho thủy thủ và những chi phí khác (nếu có) để làm cho con tàu thích hợp đối với chuyến đi hoặc cuộc hành trình”. Đối với tàu chạy bằng hơi nước, Luật bảo hiểm hàng hải Anh còn quy định đối tượng bảo hiểm bao gồm

cả máy móc, nồi hơi, than và những thứ dự trữ để chạy máy. Trường hợp tàu tham gia một chuyến buôn bán đặc biệt thì đối tượng bảo hiểm phải bao gồm cả những đồ thông thường cần cho chuyến buôn đó [6; đ 2, đ 16].

Theo Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, đối tượng bảo hiểm thân tàu có phạm vi nhỏ hơn so với Luật bảo hiểm hàng hải Anh, chỉ gồm “bản thân con tàu, bao gồm vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị, phụ tùng dự trữ của tàu”. Tuy nhiên, tùy theo thỏa thuận giữa các bên, đối tượng của bảo hiểm còn có thể được mở rộng để bao gồm cả tiền lương ứng trước cho thuyền bộ và chi phí chuẩn bị chuyến đi [ 1; đ 201, đ 210 ], [ 2; đ 227 ].

Trang thiết bị phụ tùng cần thiết của tàu vẫn được coi là đối tượng bảo hiểm ngay cả trong trường hợp những trang thiết bị và phụ tùng đó cần phải có trên tàu do yêu cầu bắt buộc của đăng kiểm hoặc cơ quan an toàn hàng hải.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới về bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải (Trang 54 - 57)