NGUYÊN TẮC VỀ TÍNH BẢO MẬT

Một phần của tài liệu Xây dựng nguyên tắc đạo đức cho hoạt động tham vấn qua Internet (Trang 88)

1. Trách nhiệm chính: Nhà tham vấn có trách nhiệm tôn trọng tính bí mật

riêng tƣ về mặt thông tin của khách hàng. Những thông tin đƣợc giữ bí mật là tất cả những gì có thể khiến xác định danh tính của khách hàng nhƣ tên, tuổi, địa chỉ, và bất cứ thông tin nào mang tính đặc trƣng riêng của cá nhân cũng nhƣ nội dung thông tin mà khách hàng đã chia sẻ trong quá trình tham vấn.

2. Những trƣờng hợp ngoại lệ: Trong trƣờng hợp khách hàng cho phép

hoặc khi khách hàng có nguy cơ gây tổn hại tới bản thân hoặc ngƣời khác, hay khi tòa án yêu cầu tiết lộ thông tin thì nhà tham vấn có thể tiết lộ thông tin của khách hàng. Tuy nhiên nhà tham vấn nên tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn khác về mức độ tiết lộ và thông báo cho khách hàng trƣớc khi hành động.

3. Giải thích về những hạn chế của tính bảo mật: Ngay từ giai đoạn đầu

nhà tham vấn nên thông báo và giải thích cho khách hàng biết về những hạn chế của tính bảo mật thông tin.

4. Ghi chép và lƣu giữ thông tin:

Sự cần thiết của việc ghi chép và lƣu trữ: Nhà tham vấn phải lƣu trữ lại những thông tin ghi chép về khách hàng nhằm phục vụ cho mục đích tham vấn cũng nhƣ trong trƣờng hợp có sự đòi hỏi của tòa án, theo những quy định của cơ sở làm việc.

Tính bí mật của thông tin ghi chép: Nhà tham vấn phải đảm bảo những thông tin ghi chép, in ấn, lƣu trữ dƣới bất cứ hình thức nào cũng cần phải đƣợc bảo mật.

Nhà tham vấn cần nhận thức rõ là việc ghi chép thông tin tham vấn là vì lợi ích của khách hàng.

Nhà tham vấn thông báo cho khách hàng biết việc ghi chép của mình nếu có thể và xin phép khách hàng khi ghi âm, quay hình.

5. Làm việc với các đồng nghiệp hoặc chuyên gia giám sát

Nhà tham vấn, giám sát có trách nhiệm giữ bí mật những thông tin của khách hàng mà đồng nghiệp chia sẻ hoặc nhờ sự trợ giúp.

Nhà tham vấn cần thông báo cho khách hàng biết về việc chia sẻ thông tin với các nhà tham vấn đồng nghiệp hoặc chuyên gia giám sát.

6. Sử dụng thông tin trong trƣờng hợp viết báo, nghiên cứu

6.1. Nhà tham vấn cần hỏi ý kiến khách hàng và nhận đƣợc sự đồng ý trƣớc khi sử dụng thông tin của họ vào mục đích viết báo hay nghiên cứu.

6.2. Khi đƣợc phép sử dụng thông tin của khách hàng, nhà tham vấn cần đảm bảo ngƣời khác không nhận diện đƣợc khách hàng qua những thông tin đã hiển thị. Đảm bảo danh tính thể hiện ở việc không hiển thị tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp và cả những yếu tố đặc biệt về cuộc sống riêng tƣ của khách hàng.

*. Những quy định khác cho tham vấn qua mạng

(1) Nhà tham vấn cần đặc biệt lƣu ý với khách hàng những nguy cơ của việc giữ bí mật qua hình thức tham vấn mạng nhƣ: lỗi bảo mật, khả năng bị lấy cắp thông tin trong quá trình truyền thông tin, lƣu trữ...

(2) Nhà tham vấn nên cung cấp cho khách hàng các phƣơng pháp bảo mật thông tin

(3) Trong trƣờng hợp cần gửi thƣ cho khách hàng, nhà tham vấn nên cẩn trọng để tránh gửi tới một địa chỉ khác.

Một phần của tài liệu Xây dựng nguyên tắc đạo đức cho hoạt động tham vấn qua Internet (Trang 88)