Nhà tham vấn và trách nhiệm với đồng nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng nguyên tắc đạo đức cho hoạt động tham vấn qua Internet (Trang 78)

3. 2.1 Những nguyên tắc đạo đức nền tảng

3.2.10.Nhà tham vấn và trách nhiệm với đồng nghiệp

Việc trợ giúp đối với đồng nghiệp là nội dung đƣợc nhiều TVV nhắc tới, tiêu biểu nhƣ ý kiến của chuyên viên tham vấn NQP:

“Nhìn thấy bạn đang làm hại người khác (KH) mà không cứu thì có tội với khách hàng, nói chung, chỉ là gián tiếp với trực tiếp phạm tội thôi... "Cứu" nghĩa là khi đồng nghiệp của họ đang bế tắc, đang vi phạm đạo đức, hay đánh giá thấy có nguy cơ làm hại KH. Giúp đồng nghiệp để họ làm tốt hơn nghĩa là gián tiếp giúp khách hàng”.

Quá trình phát triển nghề nghiệp không thể ngoại trừ việc hỗ trợ lẫn nhau giữa những ngƣời hành nghề, nhất là trong những tình huống đồng nghiệp gặp khó khăn với KH liên quan tới đạo đức nghề nghiệp. Đúng nhƣ chuyên viên NQP có nói, việc biết mà không giúp đồng nghiệp hay không có ý kiến hỗ trợ vấn đề cũng giống nhƣ việc gián tiếp làm hại KH. Vì vậy, có thể đƣa ra quy định:

NTV đƣợc khuyến khích hỗ trợ đồng nghiệp của mình khi nhận thấy có sự vi phạm nguyên tắc đạo đức hay gặp phải mâu thuẫn, khó khăn trong mối quan hệ với KH.

Bên cạnh đó NTV cũng cần nhận thức đƣợc sự đa dạng và khác biệt trong cách tiếp cận lý thuyết của NTV đồng nghiệp để tôn trọng họ mà không có những hành vi mang tính chỉ chích. Điều khoản này đƣợc nêu ra trong mục C6a của ACA Hoa Kỳ và Chƣơng 4, điều 22 của Đạo lý hành nghề tâm lý của Pháp.

Mỗi lý thuyết, mỗi trƣờng phái thực hành có thể rất khác biệt nhau trong cách lý giải vấn đề, cách làm việc với KH. Nhƣng điều quan trọng không phải là ai làm theo cách nào mà ở chỗ họ có lý luận nhƣ thế nào và xuất phát từ mục đích gì. Hơn nữa sự khác biệt về cách tiếp cận có thể giúp đỡ đƣợc KH với các vấn đề đa dạng khác nhau, mà trên thực tế không có lý thuyết nào có thể bao quát đƣợc tất cả các đối tƣợng trợ giúp. Để tránh những cuộc tranh luận hay những thái độ không phù hợp giữa những ngƣời hành nghề, quy định về việc tôn trọng sự khác biệt trong cách tiếp cận của đồng nghiệp nên đƣợc đƣa ra.

NTV cần nhận thức đƣợc sự đa dạng và khác biệt trong cách tiếp cận lý thuyết của NTV đồng nghiệp để tôn trọng họ mà không có những hành vi mang tính chỉ chích.

Một phần của tài liệu Xây dựng nguyên tắc đạo đức cho hoạt động tham vấn qua Internet (Trang 78)