Những tồn tại liên quan tới Trách nhiệm nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng nguyên tắc đạo đức cho hoạt động tham vấn qua Internet (Trang 53)

8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.3. Những tồn tại liên quan tới Trách nhiệm nghề nghiệp

3.1.3.1. Vấn đề bằng cấp chuyên môn của tham vấn viên

Trong 4 cơ sở tìm hiểu thì đƣợc biết có đa phần ngƣời làm tham vấn đều học từ chuyên ngành Tâm lý học, trong đó có một số ít xuất phát từ chuyên ngành Xã hội học và Công tác xã hội.

Với chƣơng trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Tâm lý học 4 năm, học tham vấn 4 đơn vị học trình, và một số môn học khác nhƣ Tâm lý học lâm sàng, Tâm lý học phát triển,... các học viên đã có một số kỹ và một số lý thuyết cơ bản về tham vấn, trị liệu. Những ngƣời không theo học về Tâm lý học cũng đã đƣợc đào tạo qua những khóa học do cơ quan đào tạo nhƣ Kỹ năng tham vấn, Một số lý thuyết về tham vấn, trị liệu nhƣ trị liệu nhận thức hành vi... Hơn một nửa trong số các TVV tại các cơ sở này đều đã đƣợc tiếp xúc, đào tạo về các kỹ năng tham vấn nâng cao, chuyên sâu.

Theo đánh giá của đa phần các TVV thì trong quá trình làm tham vấn sẽ bộc lộ ngƣời có năng lực và ngƣời kém hơn nhƣng không phải ai cũng đủ bản lĩnh để từ bỏ công việc và cũng vì những lý do nào đó mà những ngƣời này không bị loại bỏ khỏi công việc tham vấn.

Năng lực thực tế của các TVV chưa cao do nghề tham vấn nước mình chưa đủ mạnh... Đây là thực tế cần phải chấp nhận. Tuy nhiên trong quá trình làm việc, cần phải thanh lọc những TVV không đáp ứng được yêu cầu. TVV 08

Ở các nƣớc có nghề tham vấn phát triển và có nguyên tắc đạo đức hành nghề thì ngƣời hành nghề không chỉ đảm bảo đầu vào là có bằng cấp chuyên môn mà còn phải đảm bảo quá trình hành nghề không bị suy giảm năng lực. Nhà tham vấn sẽ bị dừng công việc khi không đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyên môn. Tuy nhiên ở nƣớc ta, có những trƣờng hợp TVV không đánh giá đƣợc chính

54 năng lực làm việc của hoặc cũng có thể do chƣa có quy định nào nên ngƣời làm việc không đủ năng lực vẫn tồn tại trong nghề.

Khi TVV thấy mình không thể phục vụ cho khách hàng thì phải dừng lại. Có những TVV không thể đánh giá cho chính bản thân mình. Có những TVV biết không thể đáp ứng được yêu cầu của KH nhưng vì sinh tồn nên vẫn phải tiếp tục. Điều này có thể làm tổn hại nặng nề cho KH. TVV 11

Nhƣ vậy có thể thấy trong quá trình tham vấn còn tồn tại hiện tƣợng: có những TVV không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc nhƣng vẫn đƣợc duy trì trong nhóm làm tham vấn.

Tổng kết 7: Nhìn chung các TVV đều đã đƣợc đào tạo các kỹ năng cần thiết và các lý thuyết trong tham vấn.

Tổng kết 8: Dƣới góc độ của các TVV, có những ngƣời hành nghề không đảm bảo yêu cầu nhƣng vẫn đƣợc thực hành nghề, điều đó có nguy cơ tổn hại tới quyền lợi của khách hàng.

Một phần của tài liệu Xây dựng nguyên tắc đạo đức cho hoạt động tham vấn qua Internet (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)