Những trách nhiệm của nhà tham vấn về chuyên môn

Một phần của tài liệu Xây dựng nguyên tắc đạo đức cho hoạt động tham vấn qua Internet (Trang 74)

3. 2.1 Những nguyên tắc đạo đức nền tảng

3.2.7. Những trách nhiệm của nhà tham vấn về chuyên môn

Về chuyên môn, các chuyên viên tham vấn đề xuất ba vấn đề cần có: Phải đƣợc đào tạo về tâm lý và qua các khóa học cơ bản về tham vấn.

“ít nhất là phải tốt nghiệp tâm lý và trải qua các khoá học cơ bản về Tư vấn” Chuyên viên LTL

Người hành nghề buộc phải được đào tạo về tâm lý, tham vấn và có chứng chỉ hành nghề. TLN 2

Ngƣời làm tham vấn phải cung cấp kiến thức trong phạm vi chuyên môn mình đƣợc đào tạo:

Cung cấp kiến thức trong phạm vi chuyên môn. Chuyên viên TTM NTV phải chịu trách nhiệm với những kỹ thuật sử dụng trong tham vấn:

Nhà tham vấn phải ý thức được những kỹ năng, kỹ thuật mình sử dụng và chịu trách nhiệm với những kỹ thuật mình sử dụng. TLN 2

Đúng vậy, tham vấn là một công việc đòi hỏi ngƣời hành nghề phải có những kỹ năng tham vấn nhất định và có những kiến thức cơ bản về tâm lý con ngƣời mà không chỉ có lòng yêu thích hay kỹ năng giao tiếp tốt. Điều đó đảm bảo ngƣời hành nghề đã đƣợc đánh giá, kiểm định về năng lực chuyên môn trƣớc khi thực hành.

Điều lệ mà TLN2 đã đƣa ra là rất hợp lý, NTV ý thức đƣợc những kỹ thuật mình sử dụng điều đó có ý nghĩa họ có khả năng kiểm soát đƣợc những việc mình làm và có trách nhiệm với nó. Một ngƣời không biết mình đang làm theo cách nào, sẽ hạn chế tính áp dụng cũng nhƣ làm chủ hành động của mình.

Ngoài ra, trong quá trình làm việc, không tránh khỏi có trƣờng hợp suy giảm năng lực làm việc, vậy NTV cũng cần ý thức đƣợc để dừng công việc khi cần thiết để tránh làm ảnh hƣởng tới KH.

Những kiến thức mới sẽ luôn đƣợc cập nhật hàng ngày, để đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng nâng cao của nghề nghiệp, ngƣời làm tham vấn cần

76 “Tìm kiếm sự giám sát chuyên môn ở mức độ thƣờng xuyên nhất có thể” cũng là một nội dung cần đƣợc đƣa vào. Có chuyên gia hỗ trợ không chỉ giúp NTV giải quyết những khó khăn này sinh trong quá trình làm việc mà còn giúp họ giải tỏa cảm xúc cũng nhƣ nhận ra những vấn đề trong tham vấn mà không phải lúc nào tự ngƣời làm tham vấn cũng nhận ra.

Tóm lại những quy định về trách nhiệm của NTV về chuyên môn có thể đƣa ra nhƣ sau:

- Nhà tham vấn chỉ đƣợc hành nghề khi chuyên môn đƣợc đào tạo là phù hợp, và ít nhất phải trải qua các khóa học về đạo đức hành nghề và kỹ năng tham vấn.

- Nhà tham vấn cần ý thức đƣợc về lý thuyết, kỹ năng mình đã áp dụng trong quá trình làm việc với khách hàng và chịu trách nhiệm về nó.

- Nhà tham vấn - với tƣ cách là ngƣời quản lý - chỉ đƣợc phép tuyển chọn những nhân viên có đủ năng lực công việc đặc biệt là ngƣời đã đƣợc cấp bằng, chứng nhận hành nghề.

- Nhà tham vấn cần tự nhận thức về sự suy giảm năng lực làm việc của mình để dừng công việc khi cần thiết

- Nhà tham vấn cần nỗ lực tìm kiếm sự giám sát chuyên môn ở mức độ thƣờng xuyên nhất có thể để nâng cao hiệu quả tham vấn của mình.

- Nhà tham vấn có trách nhiệm thƣờng xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn của mình.

Một phần của tài liệu Xây dựng nguyên tắc đạo đức cho hoạt động tham vấn qua Internet (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)