Việc duy trì và kết thúc mối quan hệ tham vấn

Một phần của tài liệu Xây dựng nguyên tắc đạo đức cho hoạt động tham vấn qua Internet (Trang 47)

8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1.3.Việc duy trì và kết thúc mối quan hệ tham vấn

Không giống nhƣ tham vấn trực tiếp, TVV có thể kiểm soát đƣợc mối quan hệ và thời điểm kết thúc quan hệ tham vấn, kiểu kết thúc ca tham vấn qua mạng rất không cố định. Có trƣờng hợp kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng và ca kết

48 nhân của vấn đề này rất đa dạng. Tham vấn qua mạng phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật, mạng, máy tính, nhiều khi trong quá trình đang làm việc, các sự cố này xảy ra gây ngắt kết nối của TVV và KH. Quan sát tại Tâm sự bạn trẻ cho thấy nhiều KH không thƣờng xuyên sử dụng email đăng ký trong trang web nên TVV có liên lạc lại sau khi mất kết nối mà không thấy có phản hồi. Việc hỏi ngay thông tin về email để liên lạc nhiều khi không tiện do KH đang muốn nói về vấn đề của mình. Nếu có liên lạc lại với KH thì sẽ mất nhiều thời gian tìm lại thông tin cá nhân của họ, điều này tạo ra cảm giác ngại ngùng với nhiều TVV. Tuy nhiên có những trƣờng hợp do nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề và mức độ quan tâm của KH khi vào tham vấn nên TVV đã liên lạc lại và điều đó đã tạo ra mối quan hệ thƣờng xuyên và hữu ích hơn với KH.

Ở những cơ sở khác nhƣ trang Giới tính tuổi teen, Tuổi ô mai, Trung tâm tham vấn công tác xã hội, các ca thƣờng kết thúc ở một thƣ hoặc một buổi tham vấn với những vấn đề mang tính hƣớng dẫn, hỗ trợ kỹ năng sống mà không khám phá sâu vấn đề và tạo mối quan hệ theo tiến trình. Một phần, điều đó tùy thuộc vào loại vấn đề mà KH mong muốn đƣợc trợ giúp ngoài ra còn do nhận thức của KH về loại hình tham vấn. KH thƣờng vào gặp TVV và mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, hƣớng dẫn ngay sau khi họ đề xuất câu hỏi. Mặt khác việc giúp cho KH hiểu đặc điểm của tham vấn cũng gây mất thời gian do việc đánh máy. Do vậy có những TVV không muốn sự kéo dài hơn nữa và đáp ứng mong đợi tức thời của KH.

“Do yêu cầu của khách hàng, nhận thức của khách hàng về tham vấn, lên mạng là cô ơi cô em muốn hỏi về vấn đề gia đình thì hỏi làm thế nào em vượt qua. Nếu mình dành thời gian để bắt đầu theo kiểu tham vấn trực tiếp KH không đủ bình tĩnh để cùng tạo ra mối quan hệ giúp đỡ thì lại ngay lập tức lại hỏi cô ơi không nếu bố mẹ em như thế này thì em nên như thế nào, không đủ kiên trì để lắng nghe những cái mình nói” TVV 15

Một lý do khác khiến các ca tham vấn kết thúc một cách bất ngờ đó là tính cam kết thấp do loại hình tham vấn không mất phí và cách mặt.

“Tính cam kết thấp. KH thì vô trách nhiệm. Có nhiều lần em gặp phải những trường hợp KH nói chờ tôi một chút, tôi đi ăn cơm, hoặc đi làm cái này, cái kia. Việc cam kết liên lạc, quay lại của KH cũng rất thấp” TVV 13 KH tìm đến mình thích thì đến không thích thì đi, không có sự ràng buộc. TVV 10

Điều A11a của NBCC và ACA có nêu: “Nhà tham vấn không đƣợc bỏ mặc khách hàng trong tham vấn”. Ở đây chƣa thấy các TVV bỏ mặc KH trong quá trình tham vấn mà vấn đề là do yếu tố mạng hoặc mối quan hệ tham vấn lỏng lẻo – qua mạng, nên có thể khiến cuộc tham vấn bị ngắt quãng. Và điều này đặt ra vấn đề về những quy định tham vấn mạng đã đủ chặt chẽ để việc trợ giúp trở thành một công việc có trách nhiệm hay không. Và điều này sẽ đƣợc tiếp tục đề cập trong phần thực trạng về Bảo mật thông tin và Trách nhiệm nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng nguyên tắc đạo đức cho hoạt động tham vấn qua Internet (Trang 47)