3. 2.1 Những nguyên tắc đạo đức nền tảng
3.2.8. Những trách nhiệm của Nhà tham vấn với bản thân
Trong phần A5b của ACA có đƣa ra: “Nhà tham vấn phải ý thức đƣợc giá trị, thái độ, niềm tin, hành vi của mình khi áp dụng chúng trong một hoàn cảnh xã hội có tính đa dạng và khác biệt. Nhà tham vấn không đƣợc áp đặt những giá trị của riêng mình lên khách hàng”.
Nhƣ đã phân tích trong phần Nguyên tắc nền tảng của tham vấn, “Tôn trọng” và “Chấp nhận” KH, mỗi ngƣời đều có giá trị riêng, có tiềm năng tự chủ, tiểm năng phát triển mà không bị phụ thuộc do vậy NTV cũng không đƣợc áp đặt những giá trị riêng của mình làm hạn chế sự khám phá tiềm năng lớn mạnh và độc lập của KH. Vì vậy một nguyên tắc về tính trách nhiệm với bản thân NTV cần đƣa ra là:
Nhà tham vấn cần tự nhận thức về những giá trị, những cảm xúc cá nhân có thể ảnh hƣởng tới khách hàng để kiểm soát chúng ở thời điểm cần thiết.
Bên cạnh sự nhận thức về giá trị, cảm xúc liên quan tới vấn đề của KH, NTV cũng cần tự nhận thức về nhu cầu làm việc của bản thân. Việc hành nghề tham vấn vì một số nhu cầu nhƣ để có việc làm, để đƣợc giao tiếp, để đƣợc kiểm soát ngƣời khác... có nguy cơ khiến NTV áp đặt giá trị lên KH và điều đó làm hại hoặc không làm lợi đƣợc cho KH một cách tốt nhất có thể. Nhà tham vấn cần làm việc với bản thân để nhận biết nhu cầu hành nghề tham vấn của mình, tránh hành nghề tham vấn chỉ để thỏa mãn một số nhu cầu cầu cá nhân nhƣ nhu cầu việc làm, nhu cầu đƣợc giao tiếp, đƣợc kiểm soát ngƣời khác...