Quyền của Khách hàng trong tham vấn

Một phần của tài liệu Xây dựng nguyên tắc đạo đức cho hoạt động tham vấn qua Internet (Trang 68)

3. 2.1 Những nguyên tắc đạo đức nền tảng

3.2.2.Quyền của Khách hàng trong tham vấn

Mỗi con ngƣời đều có những quyền nhất định và trong hoạt động tham vấn cũng vậy. Khách hàng, ngƣời nhận dịch vụ dù phải trả tiền hay không trả tiền họ cũng đều có một số quyền liên quan tới loại hình hoạt động đó.

Theo cuộc thảo luận nhóm 1, một số quyền của KH mà các TVV đã đề xuất nhƣ: Quyền đƣợc tôn trọng, Quyền đƣợc lựa chọn ngƣời trợ giúp, Quyền đƣợc nhận thông tin chính xác, Quyền đƣợc giữ bí mật thông tin của mình, Quyền đƣợc chấm dứt hoạt động tham vấn.

Trong những quyền các TVV nêu ra ở trên có yếu tố Quyền đƣợc tôn trọng, đây là quyền cơ bản của con ngƣời và cũng đã đƣợc đƣa vào Nguyên tắc nền tảng trong tham vấn. Do vậy NNC thấy rằng trong mục Quyền của KH không cần đƣa thêm Quyền đƣợc tôn trọng. Những yếu tố còn lại thuộc riêng mối quan hệ tham vấn và vì lợi ích chính đáng của KH. Do vậy đƣa vào Mục Quyền của KH là hợp lý.

Bản nguyên tắc đạo đức của ACA có đƣa ra thêm các quyền (ngoài một số quyền mà các TVV Việt Nam nêu ra ở trên) nhƣ: “Quyền biết về tiến trình và cách thức áp dụng (lý thuyết/trƣờng phái) trong quá trình tham vấn, Quyền biết về những hạn chế và nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình tham vấn, Quyền biết về danh tính, năng lực, bằng cấp chuyên môn của nhà tham vấn, Quyền đƣợc biết về quá trình lƣu trữ thông tin trong tham vấn, Quyền biết về lệ phí cho dịch vụ tham vấn”. Nhƣ vậy, ACA hƣớng tới việc giúp cho KH hiểu rõ về loại hình dịch vụ mà KH chuẩn bị hoặc đang sử dụng; về trình độ, năng lực của ngƣời mà họ sẽ gửi gắm cả niềm tin, về cách thức mà NTV sẽ làm để bảo vệ quyền riêng tƣ (quyền cơ bản) của họ và cuối cùng là về chi phí

mà họ phải trả cho dịch vụ. Tất cả những quyền này đƣa ra nhằm giúp cho KH cảm thấy thoải mái và tin tƣởng khi lựa chọn dịch vụ. Tính hiệu quả của tham vấn tùy thuộc lớn vào lòng tin tƣởng, cảm giác an tâm của KH với NTV, với cơ sở cung cấp dịch vụ. Những quyền vừa nêu là cơ sở để họ an tâm tin tƣởng cũng nhƣ có giúp họ có lựa chọn dựa phù hợp trƣớc khi quyết định và vì vậy đƣa vào trong nội dung Nguyên tắc đạo đức là điều hợp lý.

Những đề xuất thêm này khi đƣợc đƣa ra trƣớc cuộc thảo luận nhóm đã đƣợc các TVV tán thành.

“Có thể áp dụng các quyền này của ACA vào Việt Nam vì chúng nhằm đảm bảo quyền lợi của KH mà không đi ngược lại văn hóa Việt Nam”TVV DTH

Nhƣ vậy có thể tổng hợp các quyền nên có trong Nguyên tắc đạo đức là:

1. Khách hàng đƣợc quyền biết về tiến trình và cách thức áp dụng (lý thuyết/trƣờng phái) trong quá trình tham vấn

2. Khách hàng có quyền biết về những hạn chế và nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình tham vấn

3. Khách hàng có quyền biết về danh tính, năng lực, bằng cấp chuyên môn của nhà tham vấn và lựa chọn nhà tham vấn

4. Khách hàng có quyền đƣợc biết về quá trình lƣu trữ thông tin trong tham vấn

5. Khách hàng có quyền đƣợc đảm bảo bí mật về thông tin họ chia sẻ (với nhà tham vấn). Trong những trƣờng hợp phải chia sẻ thông tin với một đối tƣợng khác thì họ có quyền đƣợc thông báo trƣớc

70

Một phần của tài liệu Xây dựng nguyên tắc đạo đức cho hoạt động tham vấn qua Internet (Trang 68)