Vấn đề tham vấn cho ngƣời thân, ngƣời quen

Một phần của tài liệu Xây dựng nguyên tắc đạo đức cho hoạt động tham vấn qua Internet (Trang 70)

3. 2.1 Những nguyên tắc đạo đức nền tảng

3.2.3. Vấn đề tham vấn cho ngƣời thân, ngƣời quen

Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống ngƣời thân, bạn bè, học trò, đồng nghiệp... có những khúc mắc tâm lý cần đƣợc giải tỏa. Thông thƣờng những vấn đề này đƣợc chia sẻ với ngƣời tin cậy trong gia đình hoặc bạn bè. Việc có một ngƣời thân hay quen biết làm nghề trợ giúp tâm lý rất dễ đƣợc ngƣời Việt Nam dành cho một tình cảm đặc biệt để tìm đến khi cần đƣợc trợ giúp. Thực tế đã có rất nhiều tình huống các TVV gặp phải những lời đề nghị trợ giúp từ phía những ngƣời thân quen này.

Theo một chuyên gia MTVT: “Hiện nay ở Việt Nam vấn đề tham vấn cho người thân, quen là đáng phải chú ý!..có những trường hợp không tránh khỏi phải tham vấn cho người quen, nhưng hôm sau thấy không muốn nhìn mặt nhau”.

Có rất nhiều vấn đề cần đặt ra về việc tham vấn cho ngƣời thân quen, đó là tính khách quan, tính bảo mật, tính hiệu quả. Khi làm việc với một ngƣời mà ở đó bản thân NTV đã có những thông tin biết về ngƣời đó qua những hoạt động thƣờng ngày hay trong một số loại công việc khác, vậy liệu những cảm xúc này có thể ảnh hƣởng tới những cảm xúc, tới cách thức trợ giúp hay không? Liệu NTV có còn khách quan khi đánh giá, phân tích, tiên lƣợng, vấn đề của thân chủ? Liệu những vấn đề cá nhân trong mối quan hệ thƣờng ngày có đƣợc đƣa vào để tác động tới việc trợ giúp và ngƣợc lại những thông tin đƣợc chia sẻ trong quá trình trợ giúp có đƣợc đƣa ra ngoài cuộc sống trong các hoạt động, giao tiếp ngoài tham vấn? Và tất cả những điều này tác động tới hiệu quả cuộc tham vấn, tới quyền lợi của ngƣời đƣợc trợ giúp. Và vì vậy, khi vấn đề này đƣợc đặt ra các khách thể nghiên cứu đều tán thành không tham vấn cho ngƣời thân, ngƣời quen.

Ngƣợc lại, xuất phát từ mối quan hệ tham vấn chuyển sang bạn bè, ngƣời yêu, bạn tình hay có quan hệ kinh doanh ... ở thời điểm đang còn tham vấn cũng là một việc khiến cho công việc trợ giúp tâm lý không còn khách quan. Hơn nữa, trong trạng thái thân chủ còn khó khăn tâm lý, còn có những

vấn đề về cảm xúc, những hành động và quyết định của họ trong giai đoạn này là cần đƣợc hỗ trợ. Do vậy sẽ không thể giúp đƣợc họ khi NTV chuyển mối quan hệ tham vấn sang các mối quan hệ khác. Đây cũng là điều lệ đã đƣợc quy định trong nguyên tắc đạo đức hành nghề tham vấn của Hiệp Hội các nhà tham vấn Hoa Kỳ, Hiệp hội tham vấn và trị liệu Anh và Hiệp hội các nhà Tâm lý học Pháp. Với những lý do này, NNC thấy cần thiết đƣa vào Bản nguyên tắc của Việt Nam.

Quá trình tham vấn qua mạng, việc nhận ra ngƣời quen là không dễ, tuy nhiên qua khảo sát ở Tâm sự bạn trẻ, NNC đƣợc biết có những KH quen vào tham vấn và bộc lộ rõ điều đó qua tên hiệu (nick name), loại vấn đề hay thể hiện rõ quen với TVV nào trong chƣơng trình.

Chuyên viên NQP có ý kiến: nhà tư vấn thấy vấn đề giống với vấn đề của người thân mình thì cũng nên chuyển cho tư vấn viên khác để không bị mất đi tính khách quan và đưa những quan điểm theo cảm xúc cá nhân vào.

Với những tình huống này, NNC cũng đồng tình với ý kiến mà khách thể đã đề xuất.

Nhƣ vậy, một quy điều cần đƣợc đƣa ra trong mối quan hệ tham vấn là không đƣợc tham vấn cho ngƣời thân, ngƣời quen.

Một phần của tài liệu Xây dựng nguyên tắc đạo đức cho hoạt động tham vấn qua Internet (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)