1. Trách nhiệm chính: Tôn trọng phẩm giá và thúc đẩy quyền lợi của khách
hàng
2. Quyền của khách hàng:
2.1. Khách hàng đƣợc quyền biết về tiến trình và cách thức áp dụng (lý thuyết/trƣờng phái) trong quá trình tham vấn
86 2.3. Khách hàng có quyền biết về danh tính, năng lực, bằng cấp chuyên môn của nhà tham vấn và lựa chọn nhà tham vấn
2.4. Khách hàng có quyền đƣợc biết về quá trình lƣu trữ thông tin trong tham vấn
2.5. Khách hàng có quyền đƣợc đảm bảo bí mật về thông tin họ chia sẻ (với nhà tham vấn). Trong những trƣờng hợp phải chia sẻ thông tin với một đối tƣợng khác thì họ có quyền đƣợc thông báo trƣớc
2.6. Khách hàng có quyền tiếp tục hay từ chối dịch vụ tham vấn
2.8. Khách hàng có quyền đƣợc hƣởng dịch vụ tham vấn ở đó họ có thể đƣợc trợ giúp một cách tốt nhất cho sự phát triển lành mạnh về tâm trí.
3. Tôn trọng sự đa dạng và khác biệt của khách hàng
3.1. Nhà tham vấn không đƣợc có những hành vi phân biệt đối xử với khách hàng do sự khác biệt về chủng tộc, màu da, văn hoá, nhóm dân tộc, sự ốm yếu tàn tật, giới tính, tôn giáo, định hƣớng tình dục, tình trạng hôn nhân, vị thế kinh tế xã hội.
3.2 Nhà tham vấn phải chủ động nâng cao sự hiểu biết của mình về các nền văn hóa khác nhau, nhất là những yếu tố văn hóa đã ảnh hƣởng tới giá trị bản thân nhằm không gây ảnh hƣởng tới mối quan hệ với khách hàng do sự khác biệt văn hóa.
4. Quan hệ sóng đôi
Nhà tham vấn tránh làm việc với những ngƣời có mối quan hệ gia đình, xã hội, kinh tế, nghề nghiệp với mình. Trong những trƣờng hợp không thể tránh khỏi mối quan hệ sóng đôi, nhà tham vấn phải có những cảnh báo về mặt chuyên môn, ví dụ nhƣ bản thoả thuận làm việc, tƣ vấn dƣới sự giám sát và hƣớng dẫn, ghi chép lại toàn bộ những gì có liên quan để đảm bảo không ảnh hƣởng và làm tổn hại đến quan hệ hay việc lạm dụng mối quan hệ này.
Nhà tham vấn phải thông báo với khách hàng về lệ phí tham vấn và những thỏa thuận khác liên quan tới lệ phí tham vấn. Trong trƣờng hợp khách hàng không có khả năng chi trả, nhà tham vấn nên cân nhắc để tìm cách hỗ trợ phù hợp khả năng của họ.
6. Kết thúc quan hệ tham vấn
Nhà tham vấn không đƣợc bỏ rơi khách hàng khi đang trong quá trình tham vấn. Trong trƣờng hợp trƣờng hợp nhà tham vấn nhận thấy mình không đủ khả năng giúp đỡ khách hàng thì phải giới thiệu họ tới nhà tham vấn khác có khả năng giúp đỡ họ.
7. Những cấm đoán với nhà tham vấn
7.1. Nhà tham vấn cần nhận thức rõ sự ảnh hƣởng khi chuyển mối quan hệ công việc sang quan hệ tình cảm, tình dục với khách hàng. Nhà tham vấn không đƣợc có mối quan hệ tình cảm yêu đƣơng hay quan hệ tình dục với khách hàng ít nhất trong khoảng thời gian 2 năm kể từ khi kết thúc mối quan hệ tham vấn.
7.2. Nhà tham vấn không đƣợc phép lạm dụng vị trí của mình để áp đặt hay ép buộc khách hàng trong bất cứ việc gì
7.3. Nhà tham vấn không đƣợc lợi dụng tiền bạc từ khách hàng thông qua việc nhận quà hay kéo dài thời gian tham vấn để thu phí.
*. Những yêu cầu khác với hoạt động tham vấn qua mạng
(1) Nhà tham vấn có trách nhiệm thông báo cho khách hàng biết cách thức liên lạc trong thời gian không gặp, thời gian kiểm tra thƣ điện tử, thời gian trả lời thƣ cho họ.
(2) Nhà tham vấn có trách nhiệm thông báo cho khách hàng những nguy cơ của tham vấn mạng nhƣ ngắt kết nối, mất thông tin, hiểu lầm về ngôn từ... (3) Nhà tham vấn có trách nhiệm làm rõ với khách hàng về sự phù hợp của
88 tham vấn qua mạng không trợ giúp đƣợc khách hàng thì cần phải làm rõ và giới thiệu khách hàng tới các dịch vụ phù hợp.
(4) Trong trƣờng hợp nhà tham vấn thấy khách hàng có biệt danh (nick- name) hoặc loại vấn đề giống với ngƣời thân, ngƣời quen thì cần cân nhắc và xác định mức độ ảnh hƣởng của những đánh giá cá nhân để quyết định dừng hoặc tiếp tục mối quan hệ tham vấn.