Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin Trường Cao đẳng Sư phạm

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (Trang 43)

Hà Nội

Để nắm bắt rõ nhu cầu thông tin của bạn đọc, hàng ngày các cán bộ thư viện thống kê hồ sơ mượn sách và ghi nhật ký phục vụ xem họ cần các thông tin về lĩnh vực nào là chủ yếu. Bên cạnh đó, hàng năm thư viện còn tổ chức lấy phiếu thăm dò ý kiến đóng góp của bạn đọc để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bổ sung tài liệu. Theo quan điểm của tâm lý học Macxit “NCT là đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, nhóm, xã hội) đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của con người

đối tượng hoạt động, về môi trường và phương tiện hoạt động là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả hoạt động của con người. Bất kỳ hoạt động nào muốn đạt kết quả tốt đẹp cũng cần phải có thông tin đầy đủ. Ở một mức độ nào đó có thể coi NCT là loại nhu cầu thứ phát của con người. Với mỗi cá nhân, càng tham gia nhiều hoạt động khác nhau, NCT càng cao và đa dạng hơn. Ở cấp độ xã hội, các lĩnh vực xã hội càng đa dạng, phức tạp, NCT càng lớn, đòi hỏi được đáp ứng ở mức độ cao hơn. Đồng thời, NCT phát triển cao lại tác động trở lại tới sự phát triển các hoạt động sản xuất, góp phần phát triển xã hội.

Nghiên cứu NCT của NDT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất cứ cơ quan thư viện thông tin nào với mục tiêu là không ngừng nâng cao khả năng đáp ứng NCT của họ. NDT và nhu cầu của họ đã trở thành một cơ sở thiết yếu định hướng cho hoạt động của các cơ quan thư viện thông tin. Nghiên cứu NCT là nhận dạng nhu cầu về thông tin và tài liệu của NDT, trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp cụ thể và phù hợp để cung cấp thông tin hoặc tài liệu thích hợp cho họ.

NDT tại Trường CĐSP HN có nhu cầu cao về các tài liệu chuyên ngành, tài liệu giúp họ trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ. Ngoài ra, các thông tin mang tính giải trí, cập nhật tin tức xã hội cũng được NDT ưu chuộng. Cụ thể là trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành một cuộc khảo sát để tìm hiểu NCT của NDT tại Trường và thu được những kết quả rất khả quan: 200 phiếu điều tra đã được gửi đến Ban Giám hiệu, các khoa, phòng ban và sinh viên trong Trường. Trong đó số phiếu gửi đến cán bộ lãnh đạo quản lý là 5 phiếu, cán bộ giảng viên là 45 phiếu, sinh viên 150 phiếu.

Tổng số phiếu phát ra là 200 phiếu, người điều tra đã nhận được 195 phiếu trả lời, đạt 97,50% trên tổng số phiếu gửi đi, trong đó số phiếu nhận lại được của cán bộ quản lý, lãnh đạo là 4 phiếu, đạt 80%; của cán bộ, giảng viên là 43 phiếu, đạt 95,56% và của sinh viên là 148 phiếu, đạt 98,67%.

Phân tích kết quả điều tra cho phép nêu lên mô ̣t số nhâ ̣n xét về NCT của NDT tại Thư viện trường CĐSP HN như sau:

* NCT theo các lĩnh vực chuyên môn

Bảng 1.6 : NCT theo lĩnh vực chuyên môn Lĩnh vƣc chuyên môn Cán bộ quản Tỷ lệ/4 phiếu Cán bộ giảng viên Tỷ lệ/43 phiếu % Học sinh, sinh viên Tỷ lệ/148 phiếu Tổng số phiếu trả lời Tỷ lệ chung /195 phiếu) Khoa học tự nhiên 3 75.0 25 58.14 65 43.92 93 47.69 Khoa học xã hội 3 75.0 26 60.47 96 64.86 125 64.10 Khoa học giáo dục 3 75.0 38 88.37 125 84.46 166 85.13 Chính trị - pháp luật 3 75.0 16 37.21 109 73.65 128 65.64 Tâm lý 2 50.0 9 20.93 85 57.43 96 49.23

Công nghệ thông tin

- kĩ thuật 2 50.0 22 51.16 78 52.70 102 52.31 Kinh tế 1 25.0 2 4.65 7 4.73 10 5.13 Giáo dục thể chất 0 0.00 2 4.65 12 8.11 14 7.18 Văn học nghệ thuật 2 50.0 21 48.84 97 65.55 120 61.55 Ngoại ngữ 2 50.0 20 46.51 81 55.73 103 52.82 Lĩnh vực khác 1 25.0 15 34.88 52 35.14 68 34.87 Thông tin trong lĩnh vực khoa học giáo dục được quan tâm nhiều nhất, chiếm 85.13%. Tiếp đến là tài liệu lĩnh vực khoa học chính trị với 65.64%, Khoa học xã hội với 64.10% và văn học nghệ thuật với tỷ lệ 61.55%, kế tiếp là nhu cầu về tài liệu có nội dung về ngoại ngữ, chính trị tâm lý, khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin. Đây là những môn đại cương chung và các môn chuyên ngành sư phạm nên NDT rất quan tâm. Lĩnh vực ít được NDT sử dụng là tài liệu kinh tế (5.13%). Số liệu về tỷ lệ của nội dung NCT của NDT cho thấy sự khác biệt về nội dung NCT giữa các nhóm NDT. Cụ thể, NDT là cán bộ quản lý, giảng viên có NCT cao nhất về lĩnh vực chính trị và khoa học giáo dục, xã hội, tự nhiên (75%); học sinh, sinh viên có NCT cao nhất về giáo dục, chính trị và văn học nghệ thuật. NDT là

sự đổi mới phương pháp giảng dạy. Học sinh, sinh viên ngoài việc học tập, các em có nhu cầu giải trí rất lớn. Đây là cơ sở để thư viện cân đối tỷ lệ bổ sung phù hợp với NCT trong từng lĩnh vực, xây dựng nguồn lực thông tin thỏa mãn yêu cầu của từng đối tượng NDT.

Biểu đồ 2: Nhu cầu về các lĩnh vực thông tin

Quan sát biểu đồ, chúng ta thấy NDT cả 3 nhóm đều có NCT cao ở lĩnh vực khoa học giáo dục. Nội dung NCT của các nhóm NDT không chỉ tập trung vào một số lĩnh vực khoa học giáo dục; khoa học xã hội; khoa học tự nhiên; văn học, nghệ thuật mà còn trải đều ở các lĩnh vực như: tâm lý, giáo dục, CNTT ở các mức độ khác nhau.

Số liệu thống kê tại thư viện cho thấy sinh viên khoa Văn, Sử chăm chỉ đến thư viện, NCT của các sinh viên này nhiều hơn hẳn so với sinh viên một số khoa khác. Những tác phẩm văn học kinh điển, những công trình phê bình văn học có giá trị thu hút rất lớn đối với nhiều NDT. Không chỉ sinh viên, học viên mà cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại trường cũng tìm đọc các tác phẩm văn học để mở rộng tri thức, giải trí. Nhu cầu thông tin trong lĩnh vực văn học cũng là một nhu cầu lành mạnh, cần được khuyến khích phát triển. Thư viện trường CĐSP HN cần chú ý đến điều này khi lên kế hoạch bổ sung chi tiết, cập nhật kịp thời những tác phẩm mới, làm phong phú thêm nguồn thông tin này, phù hợp với giới trẻ ngày nay.

Theo thống kê sơ bộ, số NDT hoạt động trong lĩnh vực chuyên sâu là Công nghệ thông tin chỉ chiếm khoảng 6,5%, nhưng số người sử dụng thông tin trong lĩnh vực này khá cao, lên tới 52.31%. Nguyên nhân của hiện tượng này là trong thời đại ngày nay công nghệ thông tin là một lĩnh vực mà mọi ngành nghề đều cần đến, đồng thời khả năng sử dụng máy vi tính, sử dụng mạng cũng là những yêu cầu tất yếu. Để chuẩn bị hành trang vào nghề sau này, sinh viên của trường luôn có ý thức tự học để nâng cao trình độ tin học của mình.

Đối với cán bộ nghiên cứu và giảng dạy, kỹ năng tin học đặc biệt quan trọng trong việc trợ giúp soạn bài giảng điện tử, phổ biến cho sinh viên và học viên nguồn tài liệu tham khảo trên mạng, giao bài tập và nhận báo cáo của sinh viên qua mạng…, giúp họ thích ứng kịp thời với sự đổi mới phương pháp giảng dạy. Đây cũng là công cụ để họ cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Lĩnh vực khoa học tự nhiên cũng được nhiều NDT quan tâm, nhất là toán học. Các môn khoa học tự nhiên như: vật lý, hóa học luôn cần đến toán học như một khoa học căn bản. Nhiều sinh viên các khoa này sử dụng tài liệu toán học để làm nguồn tài liệu chủ yếu, giúp họ đảm đương tốt công việc làm thêm - gia sư của mình.

Các thông tin thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội được mọi NDT của trường rất quan tâm tìm hiểu, để nâng cao vốn kiến thức xã hội. Tỷ lệ NDT quan tâm tới chính trị - pháp luật chiếm 65.64%, Khoa học xã hội chiếm tỷ lệ 64.10%. Trong đó, NDT là học sinh, sinh viên quan tâm nhiều nhất tới lĩnh vực giáo dục và chính trị là do, đây là môn học chung bắt buộc của học sinh, sinh viên toàn trường. Một số NDT cho rằng, lượng tài liệu của Thư viện về lĩnh vực chính trị chưa đáp ứng được NCT của họ do tính cập nhật chưa cao, không đầy đủ. Nguyên nhân này đã làm hạn chế yêu cầu tin của NDT, trong khi NCT đó trong thực tế đời sống rất cao. Thư viện cần lưu ý điểm này để có hướng giải quyết kịp thời, nhằm thu hút NDT đến sử dụng nhiều hơn. Vì thế, nếu Thư viện đáp

trở thành một môi trường văn hóa giáo dục lành mạnh. Đây cũng là một nhiệm vụ chính trị của nhà trường, nhằm góp phần bồi đắp tư tưởng yêu nước và tinh thần chủ nghĩa xã hội trong đội ngũ cán bộ, học viên, sinh viên của trường.

* NCT theo ngôn ngữ xuất bản

NDT tại Thư viện trường CĐSP HN ngoài nhu cầu sử dụng tài liệu bằng tiếng Việt, họ còn có nhu cầu tiếp cận với tài liệu nước ngoài ngày càng cao. Trước đây, các giảng viên tìm đọc tài liệu bằng tiếng Nga, hiện nay nhu cầu sử dụng tài liệu đa phần bằng tiếng Anh, Trung.

Bảng 1.7: Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu

TT Ngôn ngữ

Cán bộ quản lý Cán bộ giảng viên

Học sinh,

sinh viên Kết quả chung Số

lượng Tỷ lệ % lượng Số Tỷ lệ % lượng Số Tỷ lệ % lượng Số Tỷ lệ %

1 Tiếng Việt 4 100 43 100.00 148 100 195 100

2 Tiếng Anh 2 50.0 30 69.77 95 64.19 127 65.13 3 Tiếng Trung 1 25.0 5 11.63 20 13.51 26 13.33

4 Ngôn ngữ khác 1 25.00 2 4.65 0 0.00 3 1.55

Qua số liệu bảng khảo sát, chúng ta thấy tài liệu tiếng Việt được sử dụng là 100%. Tiếp theo là nhu cầu sử dụng tài liệu bằng tiếng Anh (65.13%) và tiếp đến là nhu cầu tài liệu thuộc các ngôn ngữ tiếng Trung (13.33%). Số liệu bạn đọc yêu cầu tài liệu thuộc các ngôn ngữ khác (1.55%) rất hạn chế, do tài liệu các ngôn ngữ khác tại thư viện rất ít và đang thanh lý. Số lượng NDT sử dụng ngoại ngữ này rất ít. Nhu cầu thực tế về tài liệu này chỉ tập trung vào một số giảng viên cán bộ ở lứa tuổi cao của trường.

Từ kết quả trên, có thể thấy rằng tỷ lệ NDT sử dụng tiếng Việt trong tìm kiếm và khai thác thông tin vẫn là chủ yếu, chiếm tới gần 100%. Tỷ lệ NDT sử dụng tiếng Anh khá cao, trên 65%, vì hiện nay ngoại ngữ là môn học chung bắt buộc, là yêu cầu chung của cả xã hội. Yêu cầu đào tạo của nhà trường là giảng dạy

song ngữ nên đòi hỏi trình độ ngoại ngữ của cán bộ và sinh viên nhà trường. Có một số NDT của trường sử dụng được tiếng Nga, Tiếng Trung nhưng tỉ lệ không cao. Phần lớn những NDT trong số này thuộc nhóm cán bộ nghiên cứu và giảng dạy và sinh viên khoa ngoại ngữ. Một số NDT có khả năng sử dụng từ hai ngoại ngữ trở lên. Tuy vậy, tỷ lệ sử dụng các ngoại ngữ này trong tham khảo tài liệu thư viện vẫn còn rất thấp.

*NCT theo loại hình tài liệu

Nhìn chung tài liệu truyền thống vẫn được người ding tin sử dụng nhiều nhất, chiếm 100%. Các tài liệu điện tử như đĩa mềm, CD ROM và CSDL cũng được NDT quan tâm. Ở Thư viện trường CĐSP HN có 82 máy tính và wifi miễn phí để cho bạn đọc tra cứu, số cán bộ sử dụng tìm tin qua mạng là rất lớn, nhưng các nguồn tin điện tử của Thư viện còn nghèo nàn, các CSDL đưa lên mạng mới chỉ là dữ liệu thư mục. Đây cũng là điều thư viện cần quan tâm đẩy mạnh việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa tài liệu trong thời gian tới. Để nguồn lực thông tin thêm phong phú, đa dạng, phục vụ tốt hơn nữa NCT của NDT.

Bảng 1.8: Nhu cầu của NDT về loại hình tài liệu của Thƣ viện trƣờng CĐSP HN

TT Loại tài liệu

Cán bộ quản lý Cán bộ giảng viên Học sinh, sinh viên Kết quả chung Số

phiếu Tỷ lệ % phiếu Số Tỷ lệ % phiếu Số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % 1 Sách, giáo trình 1 25.00 36 83.72 138 93.24 175 89.74 2 Báo, tạp chí 1 25.00 15 34.88 44 29.73 60 30.77 3 NCKH, luận văn 2 50.00 22 51.1 87 58.78 111 56.92 4 Tài liệu điện tử 1 25.00 20 46.51 12 8.11 33 16.92 5 Internet 4 100.0 30 69.77 136 91.89 170 87.18 Theo bảng thống kê, loại hình tài liệu được các nhóm NDT sử dụng nhiều nhất là sách, giáo trình (chiếm 89.74%); nhất là nhóm NDT là học sinh, sinh viên.

viên; tài liệu giảng dạy, tham khảo đối với các giảng viên. Loại tài liệu truyền thống này vẫn là nguồn thông tin chủ đạo với NDT. Tiếp đến là loại hình internet cũng được NDT sử dụng nhiều (chiếm 87.18%). Vì hiện nay trên thư viện và toàn trường có lắp đặp hệ thống wifi miễn phí, tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên, học sinh, sinh viên khai thác tài liệu, giảng dạy và học tập trên mạng là rất lớn. Ngoài ra, NDT còn sử dụng internet để phục vụ giải trí.

Tài liệu nội sinh (NCKH, luận văn, khóa luận) được số đông NDT sử dụng (chiếm 56.92%). Nhóm NDT khai thác nhiều loại hình tài liệu này là nhóm học sinh, sinh viên (chiếm 58.78%), tiếp đến là cán bộ giảng viên (51.16%) và thấp nhất là nhóm cán bộ quản lý (50%.).

Loại hình tài liệu có nhu cầu sử dụng thấp nhất là tài liệu điện tử (16.92%). Nguyên nhân là do trình độ, thói quen của NDT, số lượng, nội dung nguồn tài liệu số của thư viện còn hạn chế. Tuy nhiên số liệu cho thấy, tài liệu số được nhóm NDT cán bộ giảng dạy (46.51%), tiếp đến là cán bộ quản lý sử dụng là 25%; sinh viên, học sinh là 8.11%. Như vậy, nhu cầu sử dụng các loại hình thông tin hiện đại còn thấp, cần trang bị các kỹ năng tiếp cận và sử dụng tài liệu điện tử.

Khi phỏng vấn bạn đọc về loại tài liệu cụ thể mà bạn đọc quan tâm, hơn 65% bạn đọc trả lời là sách giáo trình, sách tham khảo cùng lĩnh vực là hơn 70%.

Như vậy, theo thống kê này, NDT sử dụng loại hình tài liệu là Sách, Giáo trình chiếm tỉ lệ cao nhất. Cùng với sách giáo trình, luận văn, luận án là loại hình tài liệu được đông đảo NDT quan tâm. Luận văn, luận án là những tài liệu xám, đặc biệt hữu ích cho NDT muốn tham khảo để thực hiện công trình kết quả nghiên cứu khoa học, hoặc để triển khai đề tài tốt nghiệp cuối khóa. Ở nhóm học sinh, sinh viên tỷ lệ này là không cao do hàng năm số lượng sinh viên được làm khóa luận theo qui định không nhiều.

Báo chí là loại hình tài liệu có tính cập nhật thông tin cao giúp NDT giải trí, tìm hiểu các vấn đề xã hội. Với những tạp chí chuyên ngành, đây lại là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên ngày nay, ngoài thông tin trên báo truyền thống, NDT thường khai thác thông tin trên nguồn tin điện tử nhiều hơn.

Tài liệu điện tử là loại hình tài liệu được nhiều NDT sử dụng. Sinh viên thường ít sử dụng đến nguồn tài liệu này hơn là NDT của nhóm cán bộ nghiên cứu và giảng dạy, do họ chưa biết cách khai thác các giá trị của chúng. Trong tương lai không xa, chắc chắn tỉ lệ NDT có nhu cầu sử dụng loại hình tài liệu này sẽ không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, tại Thư viện trường CĐSP HN, tài liệu điện tử còn quá

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)