Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ Thư viện

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (Trang 131)

Trong thời đại hiện nay, với sự gia tăng nhanh chóng của thông tin, vai trò của người thủ thư cũng có nhiều thay đổi, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của NDT. Trong hoạt động thư viện, cán bộ thư viện đóng vai trò quyết định cho sự phát triển dịch vụ, sản phẩm. Cán bộ thư viện là người tuyên truyền trực tiếp thông tin – tài liệu phù hợp với yêu cầu của NDT, nghiên cứu NCT và trực tiếp tạo ra các dịch vụ, sản phẩm thoả mãn nhu cầu đó.

Cán bộ thư viện với vai trò là người trực tiếp tiếp xúc với NDT, là người phục vụ, triển khai dịch vụ. Do đó, trình độ, kỹ năng và khả năng giao tiếp của cán bộ thư viện sẽ là yếu tố quyết định đến chất lượng nguồn lực thông tin nói riêng và hoạt động thông tin – thư viện nói chung. Việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và các kỹ năng cho cán bộ thư viện tại Thư viện CĐSP HN là giải pháp đúng đắn,

tác động trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả sản phẩm, dịch vụ thư viện – thông tin, đến sự thỏa mãn của NDT.

Đứng trước nhiệm vụ chiến lược của thư viện trong những năm tới là đổi mới quản lý, hiện đại hóa hoạt động thư viện trên cơ sở triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hầu hết các khâu công tác, vai trò của cán bộ thư viện ngày càng trở nên quan trọng. Họ không chỉ làm nhiệm vụ lưu giữ, tổ chức, bảo quản và phục vụ tài liệu mà còn phải là những người cung cấp, xử lý, hướng dẫn khai thác thông tin cho NDT. Việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ thư viện là đòi hỏi cấp thiết đặt ra đối với thư viện CĐSP Hà Nội.

* Đối với Thư viện trường CĐSP HN: Cần đưa công tác đào tạo trở thành một trọng tâm trong hoạt động thư viện.

- Thư viện cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện đối với số các cán bộ không thuộc chuyên ngành TT - TV.

- Tạo điều kiện học tập cho đội ngũ cán bộ được đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: cử một số cán bộ có năng lực tham gia vào các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn; mời các chuyên gia đến thư viện trao đổi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên với cán bộ chuyên ngành thư viện đảm bảo chuẩn hóa công tác nghiệp vụ, phục vụ thư viện. Tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề như Hội Thư viện Việt Nam, Liên hiệp thư viện đại học để tạo cơ hội cho cán bộ học hỏi, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ.

- Hướng dẫn kỹ năng sử dụng trang thiết bị hiện đại, có kiến thức về khoa học công nghệ, ứng dụng CNTT vào hoạt động thông tin – thư viện

- Bồi dưỡng kỹ năng thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin cho cán bộ thư viện; hướng dẫn, tư vấn thông tin cho NDT. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề để nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ: Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin, xử lý thông tin, bao gói thông tin, cung cấp và chuyển giao thông tin, phân tích và tổ chức hệ thống thông tin, phương pháp và kỹ năng khai thác thông tin trên mạng, ứng dụng CNTT trong các thư viện hiện đại...

- Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các cán bộ thư viện

- Cần có những khuyến khích động viên kịp thời đối với những cá nhân có thành tích trong lao động, học tập và các phong trào phát triển khác.

*Đối với các cán bộ thư viện:

Bên cạnh sự tạo điều kiện của đơn vị, mỗi cán bộ cần có tinh thần chủ động tìm tòi và phát huy sáng kiến của mình để nâng cao hiệu quả trong công việc. Các hình thức tham gia như nghiên cứu khoa học, tích cực học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tin học và ngoại ngữ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của công việc.

Để làm tốt công tác phát triển nguồn lực thông tin, đòi hỏi người cán bộ thư viện ngoài các kiến thức chung về đường lối chủ trường phát triển kinh tế xã hội của đất nước; chức năng nhiệm vụ của thư viện, kiến thức về nghiệp vụ thư viện; người cán bộ thư viện còn phải có hiểu biết về công tác xuất bản tài liệu, các vấn đề liện quan đến bản quyền tác giả; phải có kiến thức rộng về các lĩnh vực khoa học công nghệ, xu thế phát triển của các ngành khoa học để có hướng phát triển nguồn tin đúng, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng.

Ngoài ra, cán bộ thư viện cũng phải tự trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, diễn thuyết,... để có thể tổ chức quản lý và khai thác nguồn lực thông tin hiệu quả để đáp ứng tốt hơn, nhanh hơn, có chất lượng hơn yêu cầu của người dùng.

- Mỗi cán bộ phải tự trang bị cho mình kỹ năng để có thể điều phối hoạt động trong công việc, tạo nên môi trường làm việc khoa học, góp phần đẩy nhanh tiến độ chuyên nghiệp hóa trong hoạt động thông tin – thư viện.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)