Đặc điểm người dùng tin trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (Trang 37)

NDT là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của bất kỳ một hệ thống thông tin nào. NDT thể hiện cụ thể NCT của mình, những nhu cầu này chính là cơ sở để định hướng cho việc xây dựng phát triển nguồn lực thông tin và tổ chức khai thác trong hoạt động của các cơ quan TT - TV. Do vậy, có thể nói NDT là yếu tố cơ bản của các hệ thống thông tin, họ vừa là đối tượng phục vụ vừa là khách hàng của các dịch vụ TT – TV vừa là người sản sinh ra thông tin mới.

chính quy là 3.025 sinh viên, cao đẳng liên thông là 1.106 sinh viên, trung cấp chuyên nghiệp là 4.167 sinh viên.

NDT ở trường CĐSP HN hiện nay chủ yếu là sinh viên, cán bộ quản lý, giảng viên, những người có trình độ cao đẳng trở lên, do vậy NCT của họ rất đa dạng và phong phú. Cùng với chức năng, nhiệm vụ của mình, Thư viện trường CĐSP HN luôn thỏa mãn nhu cầu học tập, nghiên cứu, giải trí,… của bạn đọc. Qua khảo sát thực tế, NDT của Thư viện có thể chia làm 3 nhóm sau:

- Nhóm học sinh, sinh viên - Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý - Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng viên

Phân tích số liệu thống kê đối tượng phục vụ của thư viện trường CĐSP HN, chúng ta thấy NDT chiếm số lượng lớn nhất của thư viện là học sinh, sinh viên các hệ đào tạo của nhà trường, tiếp đó là cán bộ nghiên cứu, giảng viên, thấp nhất là số NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý có số lượng ít nhất.

Bảng 1.1: Nhóm NDT tại trƣờng CĐSP HN

Nhóm NDT Số lƣợng

(ngƣời) Tỷ lệ %

Cán bộ quản lý 34 0,39

Giảng viên, Cán bộ nghiên cứu 272 3,16

Học sinh, sinh viên 8308 96,45

Biểu đồ 1: Thành phần nhóm NDT

Mỗi nhóm NDT trong trường có đặc điểm riêng về giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn... Các yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành, phát triển của NCT của NDT. - Về giới tính Bảng 1.2: Đặc điểm giới tính NDT Giới tính Cán bộ quản lý Cán bộ Giảng viên Học sinh, sinh viên Tổng số Tỷ lệ % Nam 19 104 1455 1578 18,32% Nữ 15 168 6853 7036 81,68% Tổng số 34 272 8308 8614 100%

Xét về giới tính, tỷ lệ NDT của Thư viện trường CDSP Hà Nội là nữ chiếm 81,68%; nam 18,32%. Nguyên nhân chính là do đặc thù của ngành Sư phạm nên nữ giới có xu hướng yêu thích hơn nam giới.

- Về độ tuổi

Bảng 1.3: Đặc điểm lứa tuổi NDT

Độ tuổi

Đối tượng < 30 30-40 41-50 Trên 50 Tổng

Cán bộ lãnh đạo, quản lý 3 12 8 12 35

Cán bộ nghiên cứu, giảng viên 90 84 55 42 271

Học sinh, sinh viên 8290 18 0 0 8308

Tổng số 8383 113 63 55 8614

Tỷ lệ % 97.32% 1.32% 0.73% 0.63% 100%

Về độ tuổi, NDT đang ở độ tuổi thanh niên (<30) chiếm tới 97,32% đọc giả của thư viện. Là nhóm NDT năng động, ham thích khám phá cái mới, thích tiếp cận với các phương tiện truyền thông hiện đại. Phần lớn NDT của Trường là sinh viên, học sinh với tuổi đời còn rất trẻ, ham thích tìm tòi, khám phá. Nhiều cán bộ, giảng viên, nhân viên trong Nhà trường cũng còn khá trẻ, đa số ở độ tuổi thanh niên, trẻ trung, sôi nổi.

- Về trình độ:

Trình độ học vấn của NDT là Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Bảng 1.4: Trình độ học vấn nhóm NDT Nhóm NDT

Trình độ quản lý Cán bộ giảng viên Cán bộ, Sinh viên, học sinh Tổng số Tỷ lệ %

Tiến sĩ 7 22 0 29 0.33% Thạc sĩ 17 151 0 168 1.95% Đại học 8 49 0 57 0.66% Cao đẳng 0 5 4141 4146 48.13% Trung cấp 0 0 4167 4167 48.37% Khác 0 47 0 47 0.55% Tổng 35 271 8308 8614 100%

Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý có số lượng nhỏ nhất nhưng là nhóm NDT có trình độ cao nhất, luôn có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động Thư viện; Sinh viên có trình độ trung cấp và cao đẳng chiếm tỷ lệ đông đảo nhất, có NCT nhiều nhất.

Việc tìm hiểu đặc điểm NDT của khối các trường CĐSP HN nhằm xác định NCT của họ đã được nghiên cứu thông qua kết quả của quá trình điều tra bằng phiếu điều tra NCT, nghiên cứu thông qua sổ đăng ký thẻ bạn đọc, sổ thống kê bạn đọc tài liệu hàng ngày theo phiếu yêu cầu, qua phần mềm cơ sở dữ liệu lưu thông, quản lý, báo cáo lượt bạn đọc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào các đối tượng NDT đã chia ở phần trên, có thể đánh giá khái quát đặc điểm, NCT của từng nhóm NDT ở Thư viện trường CĐSP HN:

* Nhóm học sinh, sinh viên:

Đây là đối tượng NDT chủ yếu, chiếm số đông và luôn có sự biến động của thư viện: 8.308 người (chiếm 96,45%). Đặc điểm NCT của họ trải rộng, họ cần tài liệu về các lĩnh vực khác nhau: Giáo dục, văn hóa xã hội, văn học nghệ thuật, công nghệ, các ngành khoa học cơ bản. Các dạng tài liệu mà họ thường sử dụng là tài liệu chuyên ngành, các sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, báo tạp chí chuyên ngành, luận văn, luận án, tài liệu điện tử, internet,… nhằm phục vụ cho mục đích học tập, giải trí,… Cùng với sự thay đổi của chương trình đào tạo, NCT của sinh viên cũng luôn thay đổi, vì vậy NCT cũng ngày càng phong phú và đa dạng. Chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong nhà trường đòi hỏi sinh viên dành nhiều thời gian hơn cho việc tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu thông tin, tài liệu. Họ coi thư viện như là trường học thứ 2, môi trường lành mạnh để thường xuyên lui tới. NDT là sinh viên ngoài nhu cầu đến thư viện đọc tại chỗ còn có nhu cầu mượn tài liệu về nhà.

Đây là nhóm NDT trong độ tuổi trẻ nhất, luôn chiếm ưu thế tại Thư viện. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, nhóm NDT này đến Thư viện tăng đáng kể.

Bảng 1.5: Quy mô đào tạo của trƣờng CĐSP HN từ năm 2008-2012 TT Lớp Năm học 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 1 CĐ chính quy 1760 1990 2212 2635 3035 2 CĐ liên thông 287 300 370 1036 1106

3 Trung cấp chuyên nghiệp 779 855 839 3215 4167

Tổng quy mô đào tạo 2826 3144 3421 6886 8308

*Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng viên:

Bao gồm 272 người (chiếm 3,16%). NCT của nhóm này rất phong phú và đa dạng, nhưng có tính hệ thống và chuyên sâu phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy. Phần lớn họ cần các thông tin có tính thời sự, đầy đủ, chính xác; các tài liệu chuyên ngành, các tạp chí chuyên ngành, tài liệu nghiên cứu, sách tham khảo,… Dạng tài liệu xám được nhiều người trong nhóm này rất quan tâm, tập trung vào các thể loại: Báo cáo khoa học, kết quả nghiên cứu đề tài, tài liệu thông tin về hội nghị, hội thảo khoa học.

Ngoài những tài liệu gốc như sách, báo, nhóm NDT này có nhu cầu về dạng tài liệu điện tử, CD ROM, mạng thông tin quốc gia, mạng internet,…

Bên cạnh đó, họ còn đóng góp những thành quả nghiên cứu đã được công nhận như giáo trình, bài giảng, luận văn, luận án, sáng kiến kinh nghiệm,… làm phong phú nguồn lực thông tin của thư viện. Những ý kiến đóng góp của nhóm NDT này cũng chính là cơ sở để cán bộ thư viện lựa chọn, bổ sung tài liệu đáp ứng đúng yêu cầu. Cuối mỗi năm học, thư viện thường lấy ý kiến đóng góp từ các khoa, bộ môn về nhu cầu tài liệu để làm cơ sở bổ sung tài liệu vào năm học tiếp theo. Đây là những cơ sở hữu ích cho công tác bổ sung tài liệu của thư viện.

*Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý:

Nhóm NDT này chiếm tỷ lệ nhỏ (0.39%), bao gồm Ban giám hiệu trường, trưởng các phòng ban, các Khoa, bộ môn. Đây là những người có vai trò quan trọng

trong việc điều hành các hoạt động của nhà trường. Họ thường là những người có học hàm học vị cao như Tiến sĩ, Thạc sĩ, các nhà khoa học,… Đây là những người làm công tác quản lý, công việc bận rộn, thông tin họ cần đòi hỏi phải có tính hệ thống và chính xác cao, mang tính thời sự, cô đọng, xúc tích, có giá trị. Đó là những thông tin dữ liệu dữ kiện, thông tin có chọn lọc như các bài báo cáo, tổng quan, dự báo, tóm tắt, tài liệu chuyên ngành, tài liệu nước ngoài,… NCT của họ trải rộng bao gồm thông tin về các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa, khoa học trong và ngoài nước. Đặc điểm NCT của nhóm này là:

- Thông tin về hệ thống các văn bản pháp luật, chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề giáo dục.

- Thông tin về các lĩnh vực quản lý chuyên ngành, quản lý hành chính nhà nước đối với cán bộ, công nhân viên chức

- Thông tin về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

Hoạt động của nhóm này có đặc điểm gắn liền với hoạt động nghiên cứu khoa học, họ cũng có nhu cầu cao về tài liệu chuyên môn phục vụ thiết thực cho công việc nghiên cứu. Vì vậy, việc đáp ứng NCT cho nhóm đối tượng này là rất quan trọng nên nhiều khi thư viện phải phối hợp với các cơ quan TT - TV khác để phục vụ có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (Trang 37)