Đào tạo người dùng tin

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (Trang 133)

Đào tạo NDT là nhằm giúp họ hiểu được cơ chế tổ chức của hoạt động TT – TV, biết sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện. Mục tiêu của bất kỳ cơ quan TT - TV nào cũng là đáp ứng được nhu cầu thông tin của NDT. Sự phát triển đa dạng công nghệ thông tin đã tác động trực tiếp và làm thay đổi tâm lý, thói quen, nhu cầu sử dụng tài liệu, khai thác thông tin phục vụ nghiên cứu, học tập và

thống, tài liệu số dẫn đến tình trạng số đông NDT chưa có kiến thức cơ bản trong khai thác, sử dụng thông tin. Vì vậy cần phải thường xuyên tổ chức các hoạt động đào tạo NDT nhằm trang bị cho họ kỹ năng khai thác thông tin để NDT nhận biết nhu cầu thông tin, sử dụng thông tin đúng và có hiệu quả.

Căn cứ vào nhu cầu của đối tượng NDT tại Thư viện, Thư viện cần triển khai các hoạt động tổ chức hướng dẫn, đào tạo NDT dưới nhiều hình thức:

*Trang bị các kiến thức chung về Thư viện nhà trường

Do đặc thù cán bộ, sinh viên phần lớn là ngoại trú nên việc NDT biết đến Thư viện và bộ mày tư liệu còn hạn chế. Vì vậy việc trang bị cho NDT hiểu biết về Thư viện là vô cùng cần thiết. Hàng năm, Thư viện cần tổ chức các lớp hướng dẫn, đào tạo NDT nhằm giới thiệu cho NDT có cái nhìn khái quát về nguồn lực thông tin và các sản phẩm, dịch vụ của thư viện:

- Khóa hướng dẫn sử dụng thư viện dành cho sinh viên năm thứ I: tổ chức vào tuần sinh hoạt công dân đầu mỗi khóa học. Nội dung tập trung giới thiệu tổng quan về Thư viện; nội quy sử dụng; giới thiệu về nguồn lực thông tin, các sản phẩm và dịch vụ;

- Khóa đào tạo khai thác thông tin – tài liệu theo các chuyên đề, được cập nhật thường xuyên nội dung mới. Mở lớp đào tạo khai thác loại hình tài liệu số hoá với các nhóm NDT của thư viện.

Quá trình hướng dẫn đào tạo NDT phải được kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để sau khoá học NDT phải có được các kiến thức tối thiểu về thư viện cũng như các kỹ năng tìm tài liệu và độc lập trong khi tra cứu tìm tài liệu.

* Trang bị kiến thức, kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu một cách hiệu quả

- Giới thiệu các phương pháp tra cứu tài liệu tại thư viện: Tra cứu thông qua hệ thống mục lục truyền thống, mục lục đọc máy. Hướng NDT đến với phương pháp tra cứu trên máy; hướng dẫn NDT cách khai thai thác thông tin qua CSDL, tìm tin trên mạng như: Google, Yahoo, search, bing, bamboo, timnhanh, panvietnam,…

- Tiến hành hội nghị NDT dưới hình thức tọa đàm trao đổi về phương thức phục vụ NDT, thông qua đó giải đáp thắc mắc, thu nhận ý kiến đóng góp của NDT cho công tác phục vụ Thư viện.

- Phối hợp với các khoa đào tạo trong nhà trường tổ chức tuyên truyền phát triển văn hóa đọc, định hướng văn hóa đọc lành mạnh trong sinh viên.

- Thư viện cần sử dụng những hình thức để hướng dẫn NDT như: Đưa các nội dung hướng dẫn NDT lên website trường; Gửi thông báo thư viện theo con đường công văn tới các khoa, trường để phổ biến tới các lớp. Sử dụng đội ngũ cộng tác viên là giảng viên, nhân viên các khoa, phòng, in ấn các tài liệu hướng dẫn sử dụng thư viện, .

Trên thực tế, Thư viện chưa có sự chú trọng đào tạo, hướng dẫn đối tượng NDT là cán bộ lãnh đạo, cán bộ giảng viên sử dụng và khai thác nguồn lực thông tin. Đây là nhóm đối tượng tuy số lượng ít nhưng NCT khá cao. Thư viện cần tập trung vào nhóm NDT ít có thời gian đến thư viện như nhóm cán bộ quản lý, giảng viên nhưng lại có nhu cầu thông tin cao, có trình độ chuyên môn. Thư viện cần tạo ra các kênh đào tạo, hướng dẫn khai thác thông tin trực tuyến như dịch vụ hỏi đáp qua điện thoại, qua Email.

Việc hướng dẫn và đào tạo NDT nên phân theo từng nhóm cụ thể, cán bộ thư viện có thể soạn bài giảng cho phù hợp với từng đối tượng NDT. Quá trình hướng dẫn và đào tạo NDT cũng chính là quá trình tự đào tạo lại cán bộ, thông qua các buổi toạ đàm, trao đổi và cách đặt câu hỏi để cán bộ thư viện giải đáp cũng chính là cách để cán bộ thư viện phải tìm hiểu sâu hơn kiến thức CNTT, kiến thức chuyên ngành và cách thức làm việc trong môi trường điện tử để tự tìm hiểu, học hỏi và nâng cao trình độ, kiến thức cho bản thân mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao NDT.

Đào tạo NDT là một hoạt động cần được chú trọng đầu tư. Làm tốt công tác đào tạo NDT đem lại hiệu quả khai thác nguồn lực thông tin một cách tối đa. NDT biết khai thác nguồn lực thông tin hiệu qủa và tích cực sẽ làm giảm áp lực cho cán bộ thư viện. Điều này tạo tiền đề cho việc mở rộng, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ TT - TV.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)