Mức độ phản ánh đầy đủ, kịp thời của nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (Trang 105)

Thư viện lôi cuốn và hấp dẫn NDT trước hết vì giá trị của thông tin và sự tiện lợi trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện. Sản phẩm và dịch vụ thông tin phong phú và đa dạng sẽ thu hút bạn đọc sử dụng tài liệu. Sản phẩm và dịch vụ thông tin có chất lượng, nguồn lực thông tin sẽ được khai thác nhiều và có hiệu quả.

Bộ máy tra cứu thư viện được cập nhật thường xuyên, kịp thời. Đối với mục lục truyền thống, Thư viện bổ sung, cập nhật phích mục lục theo năm. Khi sách mới bổ sung về thư viện, cán bộ nghiệp vụ làm công tác xử lý tài liệu và bàn giao về các kho phục vụ. Danh sách tài liệu mới về được cán bộ nghiệp vụ giới thiệu thư mục, danh mục sách mới định kỳ hàng tháng và giới thiệu trên website. Bạn đọc có thể tìm đến tài liệu thông qua bộ máy tra cứu của thư viện. Bên cạnh đó, CSDL thư mục của thư viện cập nhật được 92% vốn tài liệu thư viện với tổng số 16846 biểu ghi.

Khi hỏi bạn đọc về mức độ phản ánh kịp thời vốn tài liệu trên bộ máy tra cứu

“Vốn tài liệu tại thư viện có được phản ánh kịp thời trên bộ máy tra cứu (mục lục truyền thống, thư mục, danh mục, thông báo, mục lục điện tử,...?” thì có 83.59%

Bảng 2.19: Mức độ phản ánh kịp thời vốn tài liệu trên bộ máy tra cứu thƣ viện

Mức độ kịp thời Số phiếu trả lời Tỷ lệ

Kịp thời 163 83.59%

Chưa kịp thời 32 16.41%

Để đánh giá về chất lượng sản phẩm và dịch vụ thư viện, chúng tôi đã khảo sát bạn đọc và thu được kết quả:

Bảng 2.20: Mức độ sử dụng và đánh giá của NDT về chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ thƣ viện Sản phẩm, dịch vụ Có sử dụng Không sử dụng Đánh giá Chưa tốt Trung bình Tốt Số lượng (phiếu) Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Mục lục truyền thống 129 66.15 66 33.85 15 11.63 43 33.33 71 55.04 Mục lục đọc máy 145 74.36 50 25.64 10 6.90 40 27.59 95 65.52 Thư mục, danh mục 108 55.38 87 44.62 20 18.52 30 27.78 58 53.70 Internet 149 76.41 46 23.59 18 12.08 47 31.55 84 56.38 Mượn tài liệu 172 88.21 23 11.79 15 8.72 32 18.60 125 72.67 Đọc tại chỗ 47 24.10 148 75.90 6 12.77 16 34.04 25 53.19 Hỏi đáp thông tin 25 12.82 170 87.18 2 8.00 9 36.00 14 56.00 Phổ biến TT có chọn lọc 23 11.18 161 88.82 7 30.43 12 52.17 4 17.39 Sao chụp tài liệu 107 55.87 89 45.13 14 13.08 34 31.78 59 55.14

Theo kết quả bảng trên, chúng ta thấy dịch vụ mượn tài liệu về nhà được NDT lựa chọn nhiều nhất: 172 người (88.21%). Hình thức mượn tài liệu về nhà thuận tiện với NDT vì họ không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian mở của thư viện.

Chất lượng của dịch vụ mượn tài liệu được đánh giá tốt đạt tỷ lệ 72.67%; trung bình đạt 18.60% và chưa tốt 8.72%.

Xếp thứ hai là số lượng người sử dụng dịch vụ tra cứu Internet. Hình thức phục vụ này được tập trung triển khai từ năm 2005 đến nay. Tính tiện ích của dịch vụ và phương thức phục vụ đã thu hút phần lớn số lượng NDT sử dụng dịch vụ. 149/195 số người được hỏi trả lời có sử dụng dịch vụ tra cứu trên Internet đạt 76.41%. Số người đánh giá về chất lượng của loại hình này là: tốt 84 người (56.38%); trung bình 47 (31.55%); chưa tốt 18 người (12.08%).

Tiếp đến là tỷ lệ NDT sử dụng mục lục đọc máy chiếm 74.36% . Với hơn 90% dữ liệu được cập nhật, hình thức tra cứu trên mục lục đọc máy được sử dụng cao hơn so với hình thức tra cứu trên mục lục truyền thống (66.15%) và cũng được đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 65.52%, trung bình là 27.59%, chưa tốt là 6.9%. 65.15% NDT vẫn sử dụng hệ thống mục lục truyền thống và có 55.04% đánh giá tốt, trung bình là 33.33%, chỉ có 11.63% đánh giá là chưa tốt.

Tiếp theo là mức độ sử dụng của các loại thư mục và dịch vụ sao chụp tài liệu. Thư mục sách mới được quan tâm nhiều hơn so với thư mục chuyên đề do nội dung của thư mục sách mới thường rộng hơn. Sản phẩm thư mục được NDT đánh giá: tốt là 53.70%, trung bình là 27.78%), chưa tốt là 18.52%. Số người không sử dụng sản phẩm thư mục chiếm 44.62%. Nguyên nhân do các sản phẩm thư mục mới của thư viện chưa được cập nhật, không phong phú, không lôi cuốn bạn đọc. Dịch vụ sao chụp tài liệu được bạn đọc sử dụng nhiều, có 107/195 người sử dụng dịch vụ này, chiếm 55,84%. Nhu cầu sao chụp tài liệu của bạn đọc rất lớn, đặc biệt là các tài liệu không được mượn về nhà như luận văn, kết quả NCKH, các sách tra cứu, sách ngoại văn. Đối tượng chủ yếu sử dụng dịch vụ này là sinh viên. Thư viện tạo điều kiện sao chụp cho bạn đọc theo qui định và trả tài liệu cho bạn đọc một cách nhanh nhất. Riêng đối với cán bộ giảng viên và cán bộ lãnh đạo, thư viện có sự ưu tiên. Họ có thể mượn về nhà nghiên cứu theo qui định hạn trả là 2 ngày nên họ không có yêu cầu sao chụp tại thư viện. Khi được hỏi về ý kiến đánh giá dịch vụ sao chụp của thư

viện thì có 55,14% NDT đánh giá chất lượng phục vụ tốt, 31,78% đánh giá trung bình, chỉ có 13,08% đánh giá dịch vụ chưa tốt.

Dịch vụ hỏi đáp thông tin và dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc được ít người sử dụng. Về cơ bản, dịch vụ hỏi đáp thông tin mới chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn NDT tra cứu thông tin. Bạn đọc thường đặt câu hỏi về cách tìm tài liệu cần quan tâm và cách mượn tài liệu như thế nào, tra tìm tài liệu như thế nào? Qua khảo sát có 20/25 người sử dụng dịch vụ này là sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất. Bạn đọc còn bỡ ngỡ trong cách tra tìm tài liệu. Công tác đào tạo, hướng dẫn NDT kiến thức về thư viện đầu mỗi năm học chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Cán bộ thư viện là người hướng dẫn, trả lời chính xác những yêu cầu của bạn đọc. Khi khảo sát 195 bạn đọc thì có 25 người sử dụng dịch vụ này (chiếm 12,82%), trong đó có 56% đánh giá dịch vụ này tốt.

Về dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc: NDT sử dụng dịch vụ này là đối tượng đặc biệt của Thư viện, đó là các cán bộ lãnh đạo quản lý và một số giảng viên của nhà trường. Họ không có nhiều thời gian trực tiếp lên thư viện và tra tìm tài liệu. Nhu cầu của họ cao, ngoài việc giảng dạy, họ nghiên cứu nâng cao trình độ, làm nghiên cứu sinh, viết giáo trình....Thư viện nhận yêu cầu của họ theo nhiều hình thức như email, điện thoại,.... Thư viện cung cấp danh mục tên tài liệu, biên soạn và cung cấp bản tóm tắt của một số tài liệu, hoặc các bài tạp chí theo chủ đề. Qua khảo sát có 23/195 người sử dụng dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc (chiếm 11,18%) thì có 22/23 người là cán bộ quản lý và giảng viên sử dụng và có 17,39% đánh giá dịch vụ tốt, 56,17% đánh giá là trung bình và có 30,43% NDT đánh giá chưa tốt. Con số này phản ánh nhu cầu NDT cần được đáp ứng tốt hơn nữa từ phía thư viện.

Chất lượng sản phẩm và dịch vụ thư viện quyết định trực tiếp đến mức độ lôi cuốn NDT. Sản phẩm và dịch vụ thư viện phù hợp, có chất lượng, tiện dụng là điều tiện tiên quyết để thu hút NDT đến thư viện. Đòi hỏi thư viện không chỉ duy trì và phát triển các loại sản phẩm dịch vụ thông tin của mình, mà cần phải nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện, tăng tính hấp dẫn đối với NDT.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)