Trên phương tiện vận chuyển du lịch

Một phần của tài liệu ướng dẫn cho khách du lịch khiếm thính bằng ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ (Trang 97 - 98)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN

3.4.2 Trên phương tiện vận chuyển du lịch

Các phương tiện vận chuyển luôn gắn chặt với quá trình di chuyển, tham quan của khách và gắn chặt với công tác hướng dẫn của hướng dẫn viên. Loại hình phương tiện vận chuyển khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới công tác hướng dẫn. Hướng dẫn du lịch cho khách khiếm thính cần phải quan tâm tới đặc thù khác nhau của các phương tiện để đảm bảo khách có được sự thoải mái, an toàn. Những phương tiện vận chuyển phổ biến như máy bay, ôtô, tàu thuỷ, tàu hỏa…đều có thể sử dụng phục vụ khách du lịch khiếm thính. Việc đầu tiên cần quan tâm đối với các phương tiện vận chuyển phục vụ khách khiếm thính là phải dễ nhận biết. Điều này rất quan trọng vì thông thường phương tiện vận chuyển trong chương trình du lịch thường dừng, đỗ ở những nơi có rất nhiều phương tiện khác nhau.

Để thuận tiện cho việc nhận biết vị trí của phương tiện, các phương tiện cần trang trí màu sắc bắt mắt, có băng rôn treo ở phía trước và quanh thân viết bằng ASL, có đèn báo tín hiệu chớp tắt. Khi đậu phương tiện cần chọn vị trí rộng, tách biệt với những phương tiện khác.

Ví dụ một băng rôn viết bằng ASL treo trước xe ôtô trong hình 3.3

Hình 3.3 Một băng rôn viết bằng ASL

Trên các phương tiện, hệ thống biển báo hướng dẫn các khu vực cần thiết như vệ sinh, lối thoát hiểm, lên tầng cũng phải được thiết kế rõ ràng, dễ nhận biết. Đặc biệt phải có hệ thống đèn chớp tắt báo sự cố nguy hiểm, nút

bấm gọi hỗ trợ trong khoang hành khách, trong nhà vệ sinh hoặc các khu vực cá nhân. Thiết bị này có thể dễ dàng lắp đặt tại nhiều vị trí khác nhau, chỉ cần cắm thiết bị vào nguồn điện là thiết bị hoạt động

Hình 3.4 Thiết bị báo khói, báo cháy có kèm đèn chớp

Những thiết bị an toàn như phao cứu sinh, xuồng cứu sinh phải được để ở vị trí dễ nhận biết.

Nếu phương tiện được sử dụng cho nhiều đoàn khách cùng lúc, vị trí dành cho khách khiếm thính phải đủ rộng và thoáng để họ có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu. Khoảng cách từ khu vực ngồi cho khách khiếm thính tới các đối tượng xung quanh cần rộng tối thiểu từ 800mm đến 1200mm.

Cũng như đối với các cơ sở dịch vụ, nhân viên phục vụ trên các phương tiện cần được đào tạo việc hỗ trợ du khách khiếm thính, có ý thức, trách nhiệm trong việc phục vụ. Có sẵn giấy bút để khách miêu tả bằng hình vẽ.

Một phần của tài liệu ướng dẫn cho khách du lịch khiếm thính bằng ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ (Trang 97 - 98)