Giao lưu, gặp mặt

Một phần của tài liệu ướng dẫn cho khách du lịch khiếm thính bằng ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ (Trang 66 - 68)

TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN

2.5.2 Giao lưu, gặp mặt

Khi tham gia các chương trình du lịch, nhu cầu giao tiếp với những người khiếm thính tại điểm đến là một nhu cầu quan trọng của khách du lịch khiếm thính. Có thể nói đây là một hoạt động không thể thiếu của du khách khiếm thính. Họ luôn mong muốn được gặp gỡ, trao đổi, giao lưu với những người cùng hoàn cảnh. Đây là một nhu cầu hết sức tự nhiên và chính đáng.

Một số nội dung mà người khiếm thính thường thực hiện trong những chương trình giao lưu gặp gỡ là: múa, diễn kịch câm, biểu diễn ảo thuật, tham gia các trò chơi vận động…

Khi tổ chức những chương trình này, HDV cần phối hợp chặt chẽ với cộng đồng người khiếm thính tại điểm đến, hỗ trợ cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho các bên tham gia.

Những nguyên tắc HDV phải tuân thủ trong hoạt động này là: - HDV luôn là người đầu tiên.

- HDV luôn là người nhiệt tình đến phút cuối cùng - HDV không phải là người duy nhất.

Tính chất cơ bản của hoạt động này là hoạt động có nhiều người tham gia, thể hiện hình ảnh của các bên tham gia, ít nhiều cũng có không khí xã giao, chuẩn mực, trang nghiêm ở một phần hoặc tất cả các phần của hoạt động. Khác biệt cơ bản về mặt hình thức ở việc tổ chức hoạt động này với hoạt động trên phương tiện chính là: Kịch bản được chuẩn bị trước và Người dẫn chương trình (người điều khiển chương trình). Việc xây dựng một kịch bản đầy đủ không phải là một việc khó khăn và quá cầu kỳ, thực tế nó là việc lên kế hoạch, sắp xếp thứ tự các việc phải làm, các tiết mục sẽ được biểu diễn. Kịch bản, là khung xương chính của chương trình, phải được xây dựng trước khi chương trình diễn ra, mọi người thực hiện cũng như các yếu tố kỹ thuật đều bám vào đó, xoay quanh đó để hoàn thành chương trình. Tuy nhiên kịch bản không phải là một nội dung bất biến, cố định đặc biệt là khi hoạt động này không phải là một hoạt động thường xuyên và ít nhiều cũng vẫn mang tính ngẫu hứng.

Người dẫn chương trình phải nắm được mạch của chương trình, thuộc kịch bản (thuộc thứ tự các tiết mục) và là người tổ chức chính trên sân khấu (khi có các trò chơi). Trong các chương trình này vì có nhiều phần với nhiều không khí khác nhau (giới thiệu, diễn văn, văn nghệ…) và tính giao lưu giữa người biểu diễn và khán giả cao dễ dẫn đến khó kiểm soát nội dung vì vậy người dẫn chương trình cần thông minh, linh hoạt, mạnh dạn, cả quyết, biết tạo ra không khí phù hợp với từng phần của chương trình, đặc biệt là tạo ra sự hứng khởi từ phía khán giả và người tham gia.

Một phần của tài liệu ướng dẫn cho khách du lịch khiếm thính bằng ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ (Trang 66 - 68)