Đối tượng sử dụng

Một phần của tài liệu ướng dẫn cho khách du lịch khiếm thính bằng ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ (Trang 36 - 41)

ASL hiện được sử dụng rộng rãi không chỉ trong cộng đồng người khiếm thính tại Mỹ mà còn ở một số nước như Cananda, Phillipines, Nhật Bản, Nicaragua... Không chỉ những người khiếm thính mới sử dụng ASL mà cả cha mẹ, người thân của họ cũng sử dụng ASL để giao tiếp với người khiếm thính. Bên cạnh đó còn có những nhà nghiên cứu, những phiên dịch viên ASL cũng sử dụng ngôn ngữ này hàng ngày. Ước tính tại Hoa Kỳ số người sử dụng ASL có thể lên đến 2 triệu người.[23] Ở Việt Nam, một số người khiếm thính ở Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh tham gia khóa học ASL của Scott Benson có thể sử dụng được ASL để giao tiếp bình thường.

1.2.4 Cấu trúc

Cần phải khẳng định ngay, ASL mặc dù được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ, Canada và một số nước nói tiếng Anh khác nhưng nó có một cấu trúc ngữ pháp và cách sử dụng hoàn toàn độc lập so với tiếng Anh. [27]

Tuy nhiên, ký hiệu tất cả mọi nơi trên thế giới đều có những điểm tương đồng nhất định. Ví dụ: ký hiệu “uống nước” thì nước nào cũng làm như nhau là giả bộ cầm cốc uống nước, ký hiệu “lái ô tô” thì giả bộ cầm vô lăng ô tô quay quay, v.v. Mỗi người (dù bình thường hay câm điếc) đều có sẵn 30% kiến thức ngôn ngữ ký hiệu. Do ngôn ngữ ký hiệu phát triển hơn trong cộng đồng người khiếm thính, nên những người thuộc cộng đồng này của hai nước khác nhau có thể giao tiếp với nhau tốt hơn hai người bình thường nhưng mà không biết ngoại ngữ. Cũng như nhiều ngôn ngữ ký hiệu khác, ASL cũng thể

Tính giản lược trong ASL hay ngôn ngữ ký hiệu khác được hiểu là sự

rút gọn những từ không cần thiết trong mỗi câu. Đặc điểm này xuất phát từ đặc trưng của ngôn ngữ ký hiệu trong khi giao tiếp không thể đạt tốc độ cao như dùng ngôn ngữ nói.

Ví dụ: ngôn ngữ nói “Anh có khỏe không?” thì ngôn ngữ ký hiệu và ASL sẽ điễn đạt là “Khỏe không?”

Tính có điểm nhấn được hiểu là sự nhấn mạnh vào nội dung chính của

câu. Đặc điểm này gắn chặt với tính giản lược vì trong quá trình giản lược hóa, hiển nhiên những yếu tố chính, quan trọng nhất được giữ lại và vì thế nổi bật lên trong khi diễn đạt.

Trong ví dụ ở trên, điểm nhấn là KHỎE.

Theo William Stokoe, dưới góc độ một ngôn ngữ, ASL cũng có hệ thống “âm vị” (những yếu tố cấu thành âm - ở đây hiểu là những yếu tố tạo thành ký hiệu); từ loại; ngữ nghĩa; ngữ pháp; cấu trúc câu…[22]

Những yếu tố cấu thành ký hiệu bao gồm sự kết hợp của hàng loạt thành phần:

- Hình dạng tay (khi thể hiện ký hiệu) - Hướng bàn tay

- Vị trí tay

- Chuyển động của tay, cơ thể

- Những dấu hiệu phi cử chỉ (nét mặt, ánh mắt) [27]

Từ loại: ASL cũng có hệ thống từ loại đầy đủ, bao gồm: đại từ, danh từ

động từ, tính từ, trạng từ, giới từ, thán từ...

CHỦ ĐỀ + BÌNH LUẬN hoặc CHỦ NGỮ + VỊ NGỮ

Trong đó CHỦ ĐỀ: là đối tượng chính được đề cập tới. BÌNH LUẬN: có thể là một đánh giá, câu hỏi, vị ngữ, tính từ…

Ví dụ:

CHỦ ĐỀ (CHỦ NGỮ) BÌNH LUẬN (VỊ NGỮ)

Xe Đẹp quá

Anh Đi đâu?

Tôi Đi du lịch

Ngoài ra còn có cấu trúc: THỜI GIAN + ĐỀ TÀI (CHỦ NGỮ) + BÌNH LUẬN (VỊ NGỮ)

Ví dụ:

THỜI GIAN ĐỀ TÀI (CHỦ NGỮ) BÌNH LUẬN (VỊ NGỮ)

Bảy giờ Xe Đón đi tham quan

Trưa nay Ăn Ở đâu?

Tối qua Xem Ca nhạc hay

Và cấu trúc: CHỦ NGỮ + HÀNH ĐỘNG + TÂN NGỮ (đối tượng chịu tác động của hành động)

Ví dụ:

CHỦ NGỮ HÀNH ĐỘNG TÂN NGỮ

Các bạn Nhìn Bức ảnh này

Tôi Xem Múa rối nước

Xem xét những cấu trúc câu này ta thấy có nhiều điểm tương đồng với cấu trúc câu trong tiếng Việt. Đây là một điểm thuận lợi rất lớn cho người Việt Nam khi học ASL.

Với câu hỏi, người hỏi sẽ dùng ký hiệu hỏi (ngón trỏ tay phải móc lại) và/hoặc nét mặt như hình minh họa

Hình 1.5 Nét mặt trong câu hỏi

Câu hỏi “Có-Không”, người hỏi sẽ thể hiện nét mặt bằng lông mày nhướn lên, mắt mở to, đầu hơi nghiêng về phía trước (như hình minh họa) và/hoặc ký hiệu hỏi bằng ngón tay

Hình 1.6 Nét mặt trong câu hỏi “Có-Không”

Câu hỏi có từ để hỏi, người hỏi sẽ thể hiện nét mặt bằng lông mày hơi nhíu lại trước hoặc sau câu hỏi (như hình minh họa) và/hoặc ký hiệu hỏi bằng ngón tay.

Hình 1.7 Nét mặt trong câu hỏi có từ để hỏi

Vấn đề thời gian (thời của động từ) trong ASL được thể hiện như sau:

Việc sử dụng những trạng từ thời gian trong câu như: hôm qua, hôm nay, ngày mai, bản thân nó đã thể hiện ý nghĩa về thời mà không cần có sự thay đổi về dạng thức động từ.

Nếu trong câu hoặc tình huống không đề cập tới thời quá khứ, tương lai thì được hiểu là ở thời hiện tại.

Thời quá khứ, những việc xảy ra trong quá khứ có thể được miêu tả bằng ký hiệu lòng bàn tay phải hướng ra và di chuyển về phía sau vai phải (như hình minh họa). [27]

Hình 1.8 Ký hiệu thời quá khứ

Thời tương lai, những việc sẽ xảy ra trong tương lai có thể được miêu tả bằng ký hiệu bàn tay phải di chuyển từ phía vai phải hướng về phía trước (như hình minh họa)

Hình 1.9 Ký hiệu thời tương lai

Để ký hiệu những danh từ riêng, chữ số…ASL dùng các ký hiệu tương ứng

Hình 1.10 Bảng chữ cái và chữ số ASL

Một phần của tài liệu ướng dẫn cho khách du lịch khiếm thính bằng ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ (Trang 36 - 41)