MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN
3.2 Đào tạo HDV sử dụng ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ
Đào tạo ASL cho đội ngũ HDV chuyên nghiệp là điều hiển nhiên phải làm nếu muốn đảm bảo chất lượng hoạt động hướng dẫn. ASL, cũng như bất kỳ ngôn ngữ nào khác, đều là phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin. HDV không thể truyền tải tối đa thông điệp một cách nhanh chóng, chính xác tới khách nếu không nắm vững được ngôn ngữ của khách.
làm này về lâu dài không thể duy trì vì việc truyền đạt thông tin không nhanh chóng, du khách bị lệ thuộc vào nhiều đối tượng, đồng thời làm tăng chi phí chương trình du lịch.
ASL là ngôn ngữ có quy tắc thống nhất, có tài liệu đào tạo tiêu chuẩn và khá đầy đủ với các bộ từ điển truyền thống bằng băng đĩa hình và trực tuyến. Đây là cơ sở tốt cho việc học tập ASL của các HDV chuyên nghiệp và những người phục vụ khác.
Để có thể sử dụng ASL ở mức giao tiếp phổ thông, người bình thường (chưa biết sử dụng bất kỳ ngôn ngữ ký hiệu nào) cần tham gia khóa học khoảng 3 tháng, mỗi tuần 3 buổi; người đã biết ngôn ngữ ký hiệu cần 2 tháng.
Để có thể sử dụng thành thạo ASL, người học cần thời gian học lên tới 1 năm với điều kiện sử dụng ASL hàng ngày trong mọi điều kiện giao tiếp.
Chương trình đào tạo tuân theo giáo trình của trường đại học Gallaudet (Hoa Kỳ) với sự tham gia giảng dạy của các giáo viên có kinh nghiệm lâu năm trong việc truyền đạt ngôn ngữ ký hiệu.
Các học viên có thể tới cơ sở đào tạo dành cho người khiếm thính để tham gia các khóa học ASL. Hiện nay có một số trường sau:
- Trường Trung học Tư thục Kinh tế và Du lịch Hoa Sữa (số 1 đê Lĩnh Nam, Thanh Trì, Hà Nội)
- Trường dạy chữ, dạy nghề cho trẻ điếc Hải Phòng (khu E, phường Cát Bi, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng).
- Trường Hy Vọng Bình Thạnh (25 Nguyễn Văn Lạc, Phường 21, Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh)
Bên cạnh đó học viên cần tham gia tìm hiểu đặc điểm tâm lý, thói quen sinh hoạt của người khiếm thính để có tăng thêm hiệu quả giao tiếp phục vụ công tác hướng dẫn khách được tốt hơn.