6. Bố cục luận văn
3.2.3. Kiến nghị với các bộ, ngành liên quan
- Bộ Ngoại giao: Thông qua mạng lƣới các cơ quan đại diện ngoại giao ở nƣớc
ngoài, hỗ trợ TCDL và các doanh nghiệp LHQT trong công tác nghiên cứu thị trƣờng, thiết lập các đối tác lữ hành, xúc tiến thu hút đầu tƣ du lịch tàu biển Việt Nam; hỗ trợ đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lý của các nƣớc phát triển du lịch, tài trợ của các tổ chức quốc tế cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và các dự án phát triển du lịch của các địa phƣơng. Chủ trì nghiên cứu, xây dựng lộ trình cụ thể cho việc miễn thị thực cho công dân các nƣớc là thị trƣờng trọng điểm và tiềm năng của Du lịch Việt Nam.
- Bộ Quốc phòng: Tiếp tục đổi mới, hiện đại hoá trang thiết bị và nâng cao trình
độ, thái độ phục vụ của bộ đội biên phòng cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết thủ tục cho khách du lịch nhập, xuất cảnh, phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch trong định hƣớng phát triển du lịch ở những khu vực có gắn với quốc phòng, an ninh nhƣ biên giới, hải đảo,…để vừa đảm bảo phát triển kinh tế, du lịch, vừa giữ vững quốc phòng, an ninh cho đất nƣớc.
- Bộ Công an: Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin để cải tiến thủ tục
XNC, bố trí lực lƣợng, phƣơng tiện và địa điểm để thực hiện việc cấp thị thực tại cửa khẩu thuận lợi hơn. Tổ chức các khóa bồi dƣỡng nâng cao trình độ và thái độ phục vụ khách du lịch của cảnh sát giao thông theo hƣớng văn minh, hiện đại trên cơ sở tăng cƣờng vai trò hƣớng dẫn giao thông, chỉ đƣờng, hỗ trợ khách du lịch các thông tin cần
thiết về luật lệ giao thông, đƣờng xá ở Việt Nam, hƣớng dẫn, bảo vệ và bảo đảm an toàn cho khách du lịch nhằm xây dựng hình ảnh đẹp về ngƣời cảnh sát giao thông Việt Nam trong con mắt của khách du lịch.
- Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ đầu tƣ, hiện đại hoá kết cấu
hạ tầng giao thông, đặc biệt là hạ tầng cảng biển.
- Bộ Công thƣơng: Lập quy hoạch, kế hoạch và đƣa ra chính sách thu hút đầu tƣ xây dựng các trung tâm mua sắm hiện đại tại các đô thị và các trung tâm du lịch tại các thành phố lớn gắn với trung tâm du lịch tàu biển.
- Các cấp chính quyền địa phƣơng phát triển mạnh về du lịch tàu biển:triển khai quy hoạch và quản lý quy hoạch hạ tầng cầng biển, đẩy mạnh cải cách thủ tục liên quan đến hoạt động đón khách du lịch tàu biển, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm nhằm lành mạnh hoá môi trƣờng kinh doanh du lịch trên địa bàn, thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch và bảo vệ môi trƣờng.
- Các Sở quản lý du lịch địa phƣơng: nghiên cứu, đề xuất các chính sách phù
hợp với việc phát triển du lịch tàu biển ở địa phƣơng, hỗ trợ hiệu quả nhất hoạt động đón kinh doanh đón khách du lịch tàu biển; nghiên cứu để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, đa dạng hóa sản phẩm du lịch để phục vụ khách du lịch nói chung và khách du lịch tàu biển nói riêng; phối hợp với các ngành liên quan, chính quyền địa phƣơng tổ chức tốt các sự kiện văn hóa, lễ hội; đẩy mạnh triển khai đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch tại địa phƣơng, đặc biệt là đào tạo nghề cho nhân viên tại các cơ sở lƣu trú du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch, lữ hành, vận chuyển khách du lịch ở địa phƣơng.
- Các doanh nghiệp lữ hành kinh doanh đón khách du lịch tàu biển: chủ động,
nhạy bén tiếp cận và xâm nhập thị trƣờng du lịch tàu biển, nâng cao chất lƣợng dịch vụ lữ hành, quảng bá thƣơng hiệu công ty ra thị trƣờng thế giới thông qua tham gia hội
chợ, sự kiện du lịch quốc tế, chiến dịch chăm sóc khách hàng, … tuân thủ các nguyên tắc xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh lành mạnh để thành công trên thị trƣờng du lịch quốc tế.