6. Bố cục luận văn
3.1. Giải pháp tăng cƣờng dịch vụ đón khách du lịch tàu biển tại Hạ Long
3.1.1. Giải pháp đối với ngành du lịch và địa phƣơng 3.1.1.1. Tăng cƣờng về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật
Việt Nam cần nghiên cứu quy hoạch các trung tâm dịch vụ tàu biển. Nhà nƣớc và doanh nghiệp nên nghiên cứu đầu tƣ phát triển hệ thống cảng biển chuyên dụng hoặc bán chuyên dụng phục vụ đón tàu và đón khách du lịch tàu biển quốc tế. Các cầu tàu đón khách phải có hạng mục bổ trợ kèm theo nhƣ: Nhà chờ, hệ thống nhà hàng, quầy Bar, dịch vụ thông tin liên lạc, cửa hàng miễn thuế, câu lạc bộ thủy thủ, công trình vệ sinh… phải đƣợc đầu tƣ tốt, theo đúng quy chuẩn. Theo xu hƣớng khai thác khách của các doanh nghiệp hiện nay, có thể nghiên cứu phát triển 3 trung tâm du lịch tàu biển tại Hạ Long (miền Bắc); Chân Mây (Thừ Thiên - Huế, miền Trung), Vũng Tàu hoặc Sài Gòn (miền Nam).
Một trong những giải pháp để phát triển du lịch tàu biển tốt đó là sự kết nối giữa các đƣờng bay và đƣờng biển. Có thể tham khảo mô hình của trung tâm tàu biển Singapore. Khách du lịch đến Singapore có thể lên tàu để bắt đầu hải trình du lịch hoặc rời tàu về nƣớc bằng đƣờng hàng không rất thuận lợi. Sân bay Changi cách cảng tàu biển chuyên dụng 25 phút ô tô, nối chuyến bay tới 185 thành phố của 59 quốc gia với sự tham gia của hơn 80 hãng hàng không cung cấp 4.100 chuyến bay mỗi tuần. Khu sân đỗ số 3 vừa khánh thành năm 2008 cho phép vận chuyển 70 triệu lƣợt hành khách mỗi năm. Trong khi hai sân bay lớn là Nội Bài và Tân Sơn Nhất có công suất phục vụ tƣơng đƣơng 10% so với Changi.
Tại Hạ Long, hệ thống cảng bến còn nhiều hạn chế. Độ sâu ở khu vực cầu cảng còn là yếu tố cản trở việc tàu cập bến: Cảng Cái Lân và Hòn Gai đã có các đệm va cầu cảng và cọc bích, tuy nhiên tĩnh không thông thuyền chỉ đạt 50m. Vì vậy, không thể
đón các loại tàu nhƣ Voyager với tiêu chuẩn cầu tàu rộng 18m, chiều dài cầu 330m, tải trọng an toàn 100/150 tấn cho mỗi cọc bích, 7 dây thòng lọng, 7 dây đuôi tàu, 4 dây quanh tàu, 2-3 cầu thang mạn, đƣờng kính vũng quay tàu 410m, độ sâu vũng quay tàu 11m, bề rộng luồng tàu 120m, độ sâu luồng tàu 12m, độ sâu trƣớc bến 10m, tĩnh không thông thuyền 66m. Do vậy, để đón đƣợc các loại tàu lớn, các cảng biển tại Hạ Long cần nạo vét eo biển để đạt đƣợc bề rộng 120m và độ sâu tối thiểu 12m, đồng thời bổ sung các đệm va cầu cảng, cọc bích với sức chịu phải trên 100/150 tấn, thang mạn tàu.
Trong tƣơng lai gần, việc xây dựng cảng du lịch chuyên dùng ở Hạ Long có thể làm đƣợc song hiện tại chính quyền địa phƣơng cũng cần đầu tƣ (vốn tự huy động, vốn nhà nƣớc, huy động vốn đầu tƣ từ các hãng tàu…) để nạo vét bùn và đất cát khu vực cầu cảng thƣờng xuyên hơn.
Bên cạnh đó, cần xây dựng khu vực tập trung xe chuẩn bị cho các chuyến tham quan, có đội xe chất lƣợng cao phục vụ khách tham quan, xây dựng trạm thông tin cho du khách gần bến tàu để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách, đặc biệt là yêu cầu về thời gian do khách đi tham quan Hạ Long bị giới hạn về mặt thời gian.
3.1.1.2. Tăng cƣờng quản lý môi trƣờng, an ninh trật tự xã hội
An ninh, an toàn luôn là yếu tố quan trọng trong cuộc sống đối với mỗi cá nhân. Yêu cầu này đƣợc đòi hỏi cao hơn nữa đối với khách du lịch. Để giữ chân đƣợc du khách, mỗi chính quyền địa phƣơng phải đặc biệt tăng cƣờng quản lý môi trƣờng, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, giữ gìn trật tự an ninh của địa phƣơng.
Thực tế vấn đề nổi cộm nhất hiện nay của du lịch Hạ Long là hiện tƣợng chèo kéo khách, lừa đảo khách, ép khách mua sản phẩm với giá cao, ăn xin, đeo bám… gây ra sự khó chịu cho du khách, tạo ấn tƣợng không cảm thấy thoải mái, yên tâm khi đi tham quan tại Hạ Long. Ngoài ra, tình trạng xả rác bừa bãi, sự xâm hại của các nguồn chất thải công nghiệp tạo nên sự phản cảm về hình ảnh Hạ Long, đang trở nên bức thiết đối với Hạ Long.
Chính vì vậy, chính quyền địa phƣơng cần phải có quy định đối với các cơ quan chức năng nhƣ an ninh trật tự, cảnh sát biển….trong việc đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng đƣợc triển khai thực hiện; có quy định về sự phối hợp của các đơn vị chức năng trong việc tăng cƣờng quản lý môi trƣờng, an ninh trật tự; thành lập lực lƣợng thƣờng trực để giải quyết kịp thời các hiện tƣợng tiêu cực nhƣ ăn xin, đeo bám khách… nảy sinh.
Việc phối hợp giữa các đơn vị lữ hành, các cơ quan ban ngành cần có sự gắn kết mật thiết hơn nữa để từng bƣớc cải thiện môi trƣờng kinh doanh du lịch nói chung và du lịch tàu biển nói riêng. Đây là một trong những mực tiêu quan trọng và cấp thiết đối với ngành du lịch của Tỉnh Quảng Ninh.
3.1.1.3. Tăng cƣờng quản lý rủi ro
Hoạt động kinh doanhtàu biển luôn tiềm ẩn các rủi ro. Vì vậy phải cố gắng hạn chế tối đa những rủi ro do con ngƣời (dù gián tiếp hoặc trực tiếp) tạo ra nhƣ tăng cƣờng kiểm tra và loại bỏ các tệ nạn ảnh hƣởng đến khách du lịch. Các quy định và thủ tục của các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải đƣợc thống nhất, tránh chồng chéo trong việc làm các thủ tục cho khách xuất nhập cảnh, khách tham quan các điểm đến trong chƣơng trình, không để tồn tại tình trạng nhƣ hiện nay để đón đƣợc một ngƣời khách tham quan, doanh nghiệp phải xin phép quá nhiều lần với nhiều cơ quan ban ngành.
Cần có những chính sách linh hoạt để tạo điều kiện cho DLTB phát triển phù hợp với đặc thù của khách. Gắn trách nhiệm của doanh nghiệp vào việc quản lý khách thay vì việc yêu cầu cung cấp danh sách khách chính xác khi lên thuyền thăm Vịnh vì thực tế yêu cầu này là không thể thực hiện. Tạo điều kiện cho các đơn vị đón tiếp và khai thác khách hiệu quả, khuyến khích khách đi bờ sử dụng dịch vụ thay vì cấm quá nhiều để rồi doanh nghiệp lại lách luật, nhƣ vậy vừa không đảm bảo, vừa tạo thói quen xấu trong kinh doanh.
Trƣớc khi đƣa ra các quyết định, cơ quan quản lý nhà nƣớc cần khảo sát thực tế hiện trạng, tham vấn ý kiến của các doanh nghiệp để đƣa ra các chính sách phù hợp nhất đối với hoạt động của doanh nghiệp để không xảy ra tình trạng nhƣ hiện nay: Doanh nghiệp bán tour theo nhu cầu của khách, nhƣng tuyến điểm truyền thống này lại không nằm trong quy định của tỉnh Quảng Ninh.
3.1.1.4. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành liên quan
Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên ngành, liên vùng cao, gắn với các ngành thƣơng mại, giao thông vận tải, hàng không, hải quan, ngoại giao… Chính vì vậy, để DLTB phát triển mạnh mẽ, cần tăng cƣờng hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành liên quan, cụ thể:
Trong chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam, để thu hút khách du lịch quốc tế, một trong các giải pháp ƣu tiên là xúc tiến quảng bá hình ảnh Việt Nam, sản phẩm du lịch. Chính vì vậy, ngành Du lịch và Ngoại giao cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua các cơ quan ngoại giao đại diện của Việt Nam ở nƣớc ngoài. Từ đó, thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam nói chung và DLTB nói riêng.
Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, do đó, thƣơng mại và du lịch cần gắn bó mật thiết với nhau thông qua các chính sách thu hút đầu tƣ, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lƣợng hàng hóa tại các trung tâm mua sắm nhằm kích thích du khách tiêu dùng nhiều hơn là cách để thu hút khách du lịch và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ.
Hoạt động du lịch với bản chất là tổ hợp các dịch vụ phục vụ khách du lịch rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình đi tham quan, nghỉ ngơi, công vụ nên sự gắn bó với hoạt động của ngành giao thông, vận tải là khá chặt chẽ. Những năm qua, trong các thành tựu đạt đƣợc của ngành du lịch luôn có dấu ấn của ngành giao thông vận tải thể hiện qua các cung đƣờng bộ đƣợc nâng cấp, nhà ga, bến tàu đƣợc xây mới, các tuyến bay và chuyến bay hàng không đƣợc tăng cƣờng, mở rộng đến nhiều thị trƣờng mới; hệ
thống mạng lƣới và phƣơng tiện vận tải đƣờng biển, đƣờng sông không ngừng đƣợc mở rộng, tăng cƣờng và trong hoạt động phục vụ vận chuyển hành khách của ngành giao thông vận tải luôn có sự góp mặt của khách du lịch. Vì vậy, ngành du lịch và ngành giao thông vận tải phải phối hợp chặt chẽ với nhau.
Hoạt động du lịch mang lại nguồn thu cho quốc gia, tạo công ăn việc làm cho cƣ dân địa phƣơng… Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng phải đảm bảo an ninh chính trị của quốc gia. Chính vì vậy, ngành du lịch phải phối hợp chặt chẽ với công an và quốc phòng để đảm bảo an ninh chính trị. Đồng thời sự phối hợp này cũng chính là tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết thủ tục cho khách du lịch nhập, xuất cảnh qua các cửa khẩu đƣờng bộ, đƣờng biển, phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch trong định hƣớng phát triển du lịch ở những khu vực có gắn với quốc phòng, an ninh nhƣ biên giới, hải đảo,… vừa đảm bảo an toàn cho du khách nhƣng vẫn đảm bảo phát triển kinh tế, du lịch, vừa giữ vững quốc phòng, an ninh cho đất nƣớc.
Du lịch là ngành xuất khẩu tại chỗ, thu hút ngoại tệ cho quốc gia. Chính vì vậy, cần phải có những chính sách về thuế nhằm khuyến khích khách mua hàng hóa tại Việt Nam. Dó đó, ngành du lịch và tài chính, hải quan cần phải phối hợp để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa khách quốc tế đến Việt Nam, đặc biệt là khách DLTB vì đây là đối tƣợng khách có khả năng chi trả cao.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, vậy nên để đẩy mạnh phát triển không thể thiếu sự hợp tác hỗ trợ của các ngành liên quan và của toàn xã hội. Ngành du lịch, chính quyền địa phƣơng cũng cần tuyên truyền, giáo dục nhân dân địa phƣơng xây dựng một vùng đất giàu đẹp, văn minh, con ngƣời hiếu khách… Các ngành kinh tế khác cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch ở đây phát triển vì lợi ích chung của cả xã hội.
3.1.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp 3.1.2.1. Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm 3.1.2.1. Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm
Du lịch nói chung và du lịch tàu biển nói riêng là một sản phẩm dịch vụ tổng hợp của nhiều yếu tố cấu thành. Bởi vậy bản thân ngành du lịch không thể quyết định đƣợc toàn bộ mà còn có sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành, các địa phƣơng. Các đƣơn vị lữ hành nên phối hợp cùng với địa phƣơng để tham mƣu đầu tƣ xây dựng các tuyến điểm mới, nâng cấp các tuyến điểm du lịch cũ, thiết kế các chƣơng trình tham quan phù hợp với du khách.
Phát triển các sản phẩm khác biệt cho khách tàu biển nhƣ mở chợ phiên hàng thủ công mỹ nghệ ngay tại cảng khi có tàu vào, các tour du lịch thăm các miền quê, tìm hiểu phong tục tập quán của ngƣời dân…
Triển khai các tour du lịch kết hợp tìm hiểu về tôn giáo. Ví dụ nhƣ tàu vào Hạ Long có thể đƣa khách đi Yên Tử, du khách sẽ tham quan khu di tích Yên Tử , Thiền viện Trúc Lâm đồng thời nghe giảng về Phật pháp, về thiền…
Triển khai các tour du lịch kết hợp nấu ăn. Hƣớng dẫn viên cùng đầu bếp đƣa khách đi chợ cùng chọn thực phẩm, về nhà hàng, khách sạn nấu ăn và thƣởng thức các sản phẩm do mình làm ra. Đây là một chƣơng trình khá quan trọng phù hợp với chiến lƣợc định vị sản phẩm du lịch Việt Nam gắn với ẩm thực.
- Tạo sản phẩm du lịch độc đáo và khác biệt để khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Sự khách biệt luôn mang đến thành công trong vấn đề cạnh tranh và tạo sức hấp dẫn với du khách.
- Để phát triển sản phẩm mới, độc đáo, hấp dẫn, chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng hoặc tạo ra thị trƣờng mới, các doanh nghiệp LHQT phải đảm bảo: Đầu tƣ sản phẩm ngoài sự khác biệt vẫn phải dựa trên nguyên tắc phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Xây dựng sản phẩm để bán những thứ khách cần chứ không chỉ đơn thuần
là bán những thứ chúng ta có. Việc xây dựng sản phẩm đòi hỏi phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu thị trƣờng cụ thể.
- Đầu tƣ và phát triển những dòng sản phẩm, tour du lịch thể hiện những đặc thù riêng vốn có của Việt Nam về văn hoá, lịch sử, con ngƣời Việt Nam, sinh thái,...Các loại hình du lịch nhƣ du lịch dã ngoại, đi bộ, leo núi, vƣợt thác, đi bè trên suối ở miền núi, du lịch dã ngoại ở nông thôn, du lịch làng nghề, du lịch xe đạp, xe máy,...cũng sẽ hấp dẫn và thu hút khách du lịch.
Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ du lịch, liên kết sản phẩm du lịch giữa Việt Nam và các nƣớc trong khu vực: Nâng cao trình độ và chất lƣợng dịch vụ lữ hành. Chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch để đảm bảo tăng chi tiêu của khách du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch liên quốc gia. Chú trọng tổ chức khai thác loại hình du lịch MICE. Tăng cƣờng tổ chức tour theo chủ đề nhƣ tour du lịch sinh thái quan sát sự sinh trƣởng của chim hoang dã, khám phá hang, động…
3.1.2.2. Tăng cƣờng về nguồn nhân lực
Đón khách tàu biển là một loại hình khó, phải có sự chuẩn bị kỹ về chiều sâu. Các doanh nghiệp chƣa có nguồn nhân lực hoặc chƣa chuẩn bị kỹ, không nên tham gia vào lĩnh vực này hoặc chỉ tham gia từng phần trên cơ sở nối tour hoặc chia sẻ một phần trong công đoạn phục vụ khách.
Tập trung phát triển nguồn nhân lực quản lý lữ hành và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp LHQT. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức hoạch định chính sách và quản lý về du lịch và lữ hành. Đầu tƣ xây dựng, phát triển cơ sở đào tạo về lữ hành chuyên nghiệp ở những vùng du lịch mới theo quy hoạch mạng lƣới trƣờng du lịch. Triển khai công nhận và áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch. Mở rộng xây dựng và đƣa vào áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng các nghề mới: quản trị, điều hành tour, hƣớng dẫn viên,...Kêu gọi sự tài trợ thông qua các dự án đào tạo nguồn nhân lực du lịch từ các tổ chức quốc tế .Tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo tự chủ, mở
rộng đào tạo các chuyên ngành lữ hành, hƣớng dẫn viên. Đẩy mạnh đào tạo và nâng cao dịch vụ hƣớng dẫn viên. Tổ chức thí điểm thi tuyển trực tiếp hƣớng dẫn viên.
Tăng cƣờng đầu tƣ cho đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Tập trung đầu tƣ nâng cao năng lực, trình độ cho nguồn nhân lực làm công tác lữ hành từ quản lý, marketing, kinh doanh tour đến điều hành, hƣớng dẫn viên. Trang bị cho họ một cách bài bản nhất những kiến thức về hội nhập, giỏi về ngoại ngữ, tin học văn phòng, nghiệp vụ du lịch, am hiểu thị trƣờng, luật pháp quốc tế,... Điều đặc biệt quan trọng là phải có chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, xây dựng chế độ đãi ngộ, cơ chế và điều kiện làm việc thoả đáng để hạn chế nguy cơ “chảy