6. Bố cục luận văn
2.2.3. Các doanh nghiệp kinh doanh đón khách du lịch tàu biển tại Hạ Long
Hạ Long là một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc, đối với thị trƣờng khách DLTB, Hạ Long luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các hãng tàu khi đƣa khách đến Việt Nam. Hiện nay có khoảng 10 doanh nghiệp Việt Nam đƣợc kinh doanh dịch vụ đón khách du lịch tàu biển và phân làm 2 loại nhƣ sau :
a. Các doanh nghiệp đón khách tàu biển quốc tế đi bằng hộ chiếu gồm :
- Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist
- Công ty Du lịch Tân Hồng
- Công ty du lịch Destination Asia Việt Nam
- Công ty liên doanh OSC
Các doanh nghiệp lữ hành nêu trên là 4 đơn vị tiêu biểu, có đủ năng lực để đàm phán và xúc tiến hợp tác với các hãng tàu biển quốc tế, đặc biệt là các hãng du lịch Âu Mỹ. Thị trƣờng đƣợc phân định rõ ràng và đến thời điểm hiện nay, chỉ còn 2 đơn vị là Saigontourist và Tân Hồng là trụ vững. Trong quá trình phục vụ, Tân Hồng khai thác nhiều tàu với hải trình sang trọng, nhƣng việc khai thác khách sử dụng dịch vụ trên bờ của Tân Hồng giới hạn trong phạm vi hẹp hơn. Công tác điều hành và đón tiếp của Tân Hồng thƣờng rất gọn gàng và họ luôn sử dụng nhân sự thay thế. Trong khi Saigontourist thì rất coi trọng khâu đón tiếp và phục vụ, Saigontourist có thế mạnh là nguồn khách lớn, đi định tuyến nhƣng nếu tính về số lƣợng chuyến tàu cao cấp thì Tân Hồng có thế mạnh hơn. Trong quá trình tổ chức đón tiếp, Saigontourist đón nhiều hãng tàu, nhiều loại khách khách nhau nên có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác tổ chức
do có lợi thế là thừa hƣởng và phát huy đƣợc các kỹ thuật điều hành của hãng đối tác. Saigontourist có kỹ năng xử lý tình huống và ứng phó rủi ro cao hơn.
Khách tàu biển do các hãng lữ hành này khai thác đều đi bằng hộ chiếu và năm 2012, Saigontourist là đơn vị duy nhất trong 4 đơn vị trên khai thác và tổ chức đƣợc các chuyến tàu đón khách có cả khách đi hộ chiếu và khách đi bằng thẻ thông hành theo Quy chế 849 về việc quản lý đón khách du lịch Trung Quốc qua các cửa khẩu đƣờng bộ.
b. Các doanh nghiệp đón khách tàu biển theo quy chế 849
- Công ty Cổ phần du lịch Hạ Long - Công ty cổ phần du lịch Kim Liên - Công ty cổ phần du lịch Hòn Gai
- Công ty cổ phần cung ứng tàu biển - Công ty cổ phần du lịch Duyên Hải - Công ty cổ phần du lịch Mêkong.
Các công ty này đƣợc cấp phép đón khách Trung Quốc đi bằng đƣờng tàu biển nhƣng phần lớn khách trên tàu đi bằng thẻ thông hành. Từ tháng 6/2011, hãng tàu này đã tạm ngừng đƣa khách đến Hạ Long do phía đối tác thay đổi chính sách và nguồn khách giảm. 6 đơn vị đón chung 1 tàu sẽ phức tạp hơn rất nhiều 1 đơn vị đón 1 hãng tàu vì phải sắp xếp điều phối giữa các đơn vị để đón khách, mỗi đơn vị phải cử 1 nhân sự làm thủ tục cho khách xuống tàu. Khi giải phóng khách, phải có sự đàm phán hãng lữ hành nào xếp khách trƣớc, về khách trƣớc. Thông thƣờng, nguồn khách này đi các hải trình hạng phổ thông và tiêu chuẩn tàu chỉ đạt 3 sao.
Mặc dù công tác tổ chức đón tiếp của một số doanh nghiệp đón khách tàu biển đã chuyên nghiệp hơn nhƣng năng lực vẫn còn hạn chế, cần phải nâng cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu gia tăng khách đến Hạ Long trong thời gian tới. Hiện tại, tại Hạ Long
xuất hiện một số tình trạng doanh nghiệp lữ hành không đƣợc phép đón khách tàu biển đã tổ chức đón khách trái phép. Việc tổ chức này bắt nguồn từ việc lợi dụng nguồn khách đi bờ tự do tham quan mua sắm, các đối tƣợng chăn dắt chèo kéo khách mua dịch vụ trên bờ. Sau một thời gian, từ nƣớc ngoài (chủ yếu là Trung Quốc), một số đối tƣợng sang Việt Nam móc nối với HDV để đặt dịch vụ riêng lẻ cho khách và bán phá giá dịch vụ từ nƣớc ngoài. Việc đón khách trái phép này bắt đầu xuất hiện và tổ chức quy mô, nếu các cơ quan quản lý nhà nƣớc không kịp thời ngăn chặn, thì đây là một trong những dấu hiệu đáng lo nhất đối với thị trƣờng tàu biển.