Nhu cầu đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 57)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH

2.2.1 Nhu cầu đào tạo nghề.

Lao động nông thôn hiện nay có nhu cầu học nghề ở các cơ sở, trung tâm dạy nghề ngày càng gia tăng; mục đích của việc học nghề của họ là sau khi kết thúc khóa đào tạo nghề họ sẽ có trong tay một nghề với trình độ tay nghề, chuyên môn vững vàng để có thể tự lập nghiệp và tìm kiếm cơ hội việc làm ở thị trường lao động. Trong quá trình thực hiện Đề án 1956, để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội đã tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm phục vụ cho việc xây

dựng đề án giai đoạn 2010-2012. Cụ thể:

+ Triển khai tập huấn khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn tại 8 huyện, thành phố, thị xã.

+ Tổ chức điều tra, khảo sát điểm chọn mẫu với 60/124 xã (47%) và tổ chức khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của 760 doanh nghiệp lớn trên địa bàn và toàn bộ năng lực dạy nghề của 53 cơ sở dạy nghề để đảm bảo hoạt động đào tạo nghề đạt hiệu quả.

+ Ngoài ra, còn tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm của các hộ gia đình thu hồi đất tại xã Khánh Phú huyện Yên Khánh (xã có tỷ lệ trên 90%) bị thu hồi đất làm khu, cụm công nghiệp của tỉnh), sau đó tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm và triển khai đồng loạt khảo sát trên địa bàn tỉnh kết quả có 1.488 người thuộc hộ có đất thu hồi trong độ tuổi có nhu cầu học nghề.

Mục đích khảo sát:

Xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn (đặc biệt là nhu cầu của nhóm nông dân nghèo, cận nghèo, nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp), xác định danh mục nghề cần đào tạo, dự báo nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo, cung cấp thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh NB đến năm 2020.

Đối tượng điều tra, khảo sát:

Đối tượng điều tra khảo sát là lao động nông thôn có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm trên địa bàn tỉnh.

Phương pháp thu thập thông tin:

Xác định tổng nhu cầu đào tạo nghề dựa trên số lượng lao động hàng năm, chất lượng đào tạo hiện tại và nhu cầu của từng địa phương theo yêu cầu và mục tiêu đào tạo nghề mà các địa phương lựa chọn. Xác định nhu cầu đào tạo theo từng ngành nghề nông thôn theo mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mức độ CNH-HĐH.

Kết quả điều tra khảo sát :

Bảng 2.6: Tổng hợp nhu cầu học nghề trên địa bàn tỉnh NB từ năm 2010-2012

STT Tên nghề đào tạo số người có nhu cầu học nghề

A Dạy nghề ngắn hạn 23.371

I Nghề phi nông nghiệp 21.711

Tiểu thủ CN 9.523

CN-DV 6.094

II Nghề nông nghiệp 1.660

B Dạy nghề dài hạn 1.322

Tổng cộng A+B 24.693

(Nguồn: Kết quả điều tra nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trong 3 năm 2010-2012, Sở LĐ-TB&XH NB)

Từ kết quả trên, ta có biểu đồ:

Nguồn: Sở LĐ-TB&XH NB

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nhu cầu học nghề phân theo loại hình đào tạo 2010 - 2012

Nguồn: Sở LĐ-TB&XH NB

Như vậy, từ kết quả khảo sát trên ta thấy, nhu cầu học nghề ngắn hạn là rất lớn (98%). Lao động nông thôn là những người có trình độ văn hóa thấp, khó có khả năng học đề đáp ứng yêu cầu kỹ thuật chất lượng cao, do đó chủ yếu là nhu cầu học nghề ngắn hạn, ngành nghề chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp, có thời gian đào tạo ngắn, kinh phí đầu tư ít lại nhanh thu hồi vốn. Nguyện vọng học nghề của lao động nông thôn khá phong phú và đa dạng. Phần lớn lao động muốn học nghề tiểu thủ công nghiệp (51%). Đây là nhóm nghề đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai và nhu cầu về lao động ở hai nhóm nghề này là khá lớn. Đặc biệt, sau khi kết thúc khóa đào tạo của nghề này, với lao động có khả năng tài chính có thể tự lập nghiệp mở cửa hàng để kinh doanh, hoặc họ có việc làm ngay nhờ có các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Đối tượng lao động chọn nhóm nghề này chủ yếu là thanh niên trẻ, không có mong muốn học những nghề liên quan đến nông nghiệp và địa bàn nông thôn, vì đại đa số thanh niên đều có tâm lý muốn thoát khỏi ruộng đồng, nghề nông vất vả chân lấm tay bùn, thu nhập thấp, cuộc sống bấp bênh, không ổn định.

Theo kết quả điều tra nhu cầu học nghề của 150 lao động nông thôn tại 3 huyện Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn thì tỷ lệ có nhu cầu học nghề trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp rất lớn, chiếm 42%, sau đó đến các nhóm ngành tiểu thủ công nghiệp (40%), công nghiệp- dịch vụ (15%), nhóm ngành ngư nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (3%). Nhiều người chọn ngành nông- lâm nghiệp, đây là bộ phận lao động gắn với sản xuất nông nghiệp và cuộc sống nông thôn. Đối tượng lựa chọn ngành nghề này hầu hết thuộc nhóm trung tuổi muốn học các nghề để tạo việc làm ngay tại quê hương.

Bảng 2.7: Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn ở 3 huyện Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn năm 2013.

ĐVT:Người

STT Chỉ tiêu Số người

1 Số người điều tra 150

2 Số người có nhu cầu học nghề.Trong đó: 120

+ Ngư nghiệp 4 + Tiểu thủ công nghiệp 47 + Công nghiệp, dịch vụ 18

Nguồn: Điều tra của tác giả tháng 3 năm 2013.

Nguồn: Điều tra của tác giả tháng 3 năm 2013.

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nhu cầu học nghề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w