Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong tuyên truyền tư vấn học nghề.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 112)

II Nghề nông nghiệp 1.081 28 23 21 182

NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH

3.2.6 Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong tuyên truyền tư vấn học nghề.

doanh nghiệp; đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện cam kết tuyển dụng lao động vào làm việc trong doanh nghiệp.

Mở rộng tiếp nhận các công ty về tuyển lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài; Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh ưu tiên cho vay vốn đối với những người đi xuất khẩu lao động.

Giải quyết được việc làm cho người lao động sau khi đào tạo là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong thời gian tới của tỉnh. Công tác đào tạo nghề gắn liền với giải quyết việc làm sẽ là động lực thúc đẩy người lao động có nhu cầu học nghề cao hơn, họ có thể yên tâm học tập, phát huy hết khả năng và ý thức, trách nhiệm của bản thân, từ đó chất lượng lao động sẽ được nâng cao; các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ tận dụng được nguồn nhân lực tại địa phương đảm bảo về số lượng và chất lượng, từ đó có thể yên tâm sản xuất kinh doanh.

3.2.6 Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong tuyên truyền tư vấnhọc nghề. học nghề.

Thời gian qua, khi triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chúng ta đã huy động được sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng. Các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội như Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,…đã phát huy được vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn cho người nông dân tham gia học nghề và phát triển nghề được học vào cuộc sống. Để tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên đi học nghề, mỗi tổ chức đoàn thể phải xây dựng chương trình công tác “Tuyên truyền, vận động, tư vấn cho đoàn viên, hội viên học nghề, lập nghiệp, phát triển kinh tế” thống nhất từ trung ương đến địa phương; chủ động kết nối giữa hoạt động của các tổ chức mình với việc triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn bằng sự tham gia cụ thể thiết thực; lựa chọn các khâu, các việc để góp phần đưa đoàn viên, hội viên đi học nghề một cách hiệu quả.

Cùng với đó, mỗi tổ chức đoàn thể phải xây dựng mạng lưới đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ ban thường vụ, ban chấp hành nhiệt tình, hăng say với phong trào, hoạt động ổn định và được bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ để nắm chắc các chủ trương chính sách về đào tạo nghề, về kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương và cách tư vấn lựa chọn nghề để học. Người cán bộ tuyên truyền, tư vấn ở các cơ sở phải làm chuyển biến, thôi thúc cho đoàn viên, hội viên tích cực tham gia học nghề, coi đó là quyền lợi và nghĩa vụ; phải trả lời, giải đáp về những chính sách cho học nghề, học nghề ở đâu; cùng bàn bạc với họ về lựa chọn nghề để học và có trách nhiệm với quyết định của mình. Mặt khác, cũng phải tư vấn cho người học nghề biết cách tổ chức sản xuất; tổ chức kinh doanh; giúp đỡ cho thanh niên vay vốn tín dụng theo Quyết định 157 để đi học các nghề ở trình độ trung cấp và cao đẳng; cùng lo toan, chia sẻ với họ về những thành công và khó khăn trên con đường lập nghiệp.

Để có được đội ngũ tuyên truyền viên có kỹ năng, hoạt động có hiệu quả, các cấp bộ đoàn thể phải lựa chọn, tạo dựng bồi dưỡng tập huấn thường xuyên cho họ; phối hợp với các cơ quan nhà nước xây dựng hệ thống tài liệu tuyên truyền, tổ chức tập huấn nghiệp vụ hàng năm. Bên cạnh đó, mỗi đoàn thể cần biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, mở các hội thi người tuyên truyền, tư vấn giỏi để trao đổi phổ biến nhân rộng các điển hình tốt, tạo cơ hội cho xã hội tôn vinh họ.

Trong quá trình tuyên truyền tư vấn về học nghề, các tổ chức đoàn thể cũng cần phải tránh khuynh hướng vận động theo phong trào, học nghề nhưng không gắn với giải quyết việc làm mà phải tiếp tục quan tâm chăm lo giúp cho đoàn viên, hội viên khi học nghề xong có điều kiện để sản xuất, việc làm như đứng ra tín chấp cho vay vốn phát triển sản xuất; đề xuất với chính quyền giúp đỡ về đất đai để tổ chức sản xuất kinh doanh; cùng với chính quyền địa phương tìm việc làm mới trong các khu công nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp hoặc tạo những điều kiện làm việc mới cho họ.

Quyết định 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 phải triển khai thời gian dài, vì vậy rất cần sự tham gia vào cuộc của các tổ chức đoàn thể. Nếu có một phương thức hoạt động thiết thực hiệu quả gắn với lợi ích của đoàn

viên, hội viên, đó chắc chắn sẽ là động lực cho các tổ chức đoàn thể hoạt động. Giúp cho đoàn viên, hội viên học nghề là điều kiện để các tổ chức đoàn thể thật sự trở thành chỗ dựa tin cậy trên con đường lập nghiệp, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống no ấm, hạnh phúc và góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w