Nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 106)

II Nghề nông nghiệp 1.081 28 23 21 182

NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH

3.2.3 Nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đào tạo nghề.

thôn. Các cơ sở này cần tăng cường liên doanh, liên kết với các trường công lập, các doanh nghiệp trên địa bàn để mở rộng quy mô tuyển sinh.

Phát triển các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có năng lực đào tạo một số nghề đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.

Phát triển hình thức dạy nghề tại doanh nghiệp, làng nghề: Đây là hình thức đào tạo phù hợp với đối tượng lao động trẻ có khả năng tiếp thu nhanh, sau khi được đào tạo tại các doanh nghiệp sé có trình độ tay nghề phục vụ cho khu công nghiệp. Hình thức này cũng phù hợp với đối tượng lao động nông thôn muốn gắn bó với làng nghề truyền thống. Hình thức này được phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo nghề của huyện đã đề ra, đồng thời cũng góp phần trong việc giải quyết việc làm cho bộ phận lao động qua đào tạo.

Nâng cao năng lực của các tổ chức khuyến nông, lâm, ngư nghiệp và các tổ chức hội nghề, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh… trong việc truyền tải các kiến thức khoa học và công nghệ. Đây là các tổ chức của người nông dân nên có phương thức hoạt động khá phù hợp với đặc điểm, tâm lý của người dân.

3.2.3 Nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đàotạo nghề. tạo nghề.

Giáo viên là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo. Do đó muốn nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải pháp quan trọng là phải nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ giáo viên. Cần lên kế hoạch cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học… cho đội ngũ giáo viên. Hiện nay số lượng giáo viên của trung tâm vẫn chưa đảm bảo, chủ yếu là giáo viên hợp đồng, kinh nghiệm trong thực tế còn hạn chế; đội ngũ cán bộ hành chính còn trẻ, kinh nghiệm trong công tác còn hạn chế. Do đó muốn nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần phải tăng thêm chỉ tiêu biên chế cán bộ, giáo viên dạy nghề cho trung tâm có trình độ đạt tiêu chuẩn. Trong giai đoạn 2011 - 2015, các cơ sở đào tạo cần có kế hoạch:

+ Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu nghề đào tạo.

+ Bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ giáo viên dạy nghề.

+ Xây dựng các chương trình bồi dưỡng và cải tiến nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề. Đa dạng hóa đối tượng tuyển sinh, giảm tỷ lệ học sinh phổ thông, thu hút các nghệ nhân, công nhân bậc cao, kỹ sư giỏi đã qua sản xuất có nguyện vọng làm giáo viên dạy nghề. Thời gian đào tạo cho các đối tượng này ngắn, chỉ tập trung vào đào tạo sư phạm kỹ thuật và bổ sung một phần kỹ năng, kiến thức. Chỉ có đa dạng hóa đối tượng tuyển sinh và thay đổi phương thức đào tạo ở các trường sư phạm kỹ thuật mới giải quyết được nhu cầu về giáo viên cho các cơ sở đào tạo nghề.

+ Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên phương pháp dạy mới, truyền đạt tích cực, chú trọng tính thực tế, thực hành và sử lý các tình huống trong công việc, phù hợp với đối tượng giảng dạy là người lớn.

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tự tạo việc làm cho lao động nông thôn sau khi học nghề cho cán bộ quản lý.

+ Tiếp tục ký hợp đồng dài hạn với những giáo viên có trình độ, có kinh nghiệm giảng dạy, nhiệt tình tâm huyết với nghề và cần có chế độ tiền lương thỏa đáng để họ yên tâm công tác. Ký hợp đồng với các giáo viên thỉnh giảng tham các lớp kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; ký kết với các thợ kỹ thuật lành nghề thêu ren tại các làng nghề ở địa phương.

Để thực hiện được các giải pháp trên thì cần có nguồn kinh phí để đầu tư và phát triển. Hiện nay trung tâm thực hiện đào tạo hoàn toàn miễn phí cho người lao động tại địa phương nên tất cả các khoản chi phí và hoạt động của trung tâm hoàn toàn đến từ nguồn hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và đầu tư của tỉnh, huyện. Bên cạnh đó cũng cần có chế độ chính sách đột phá đối với giáo viên dạy nghề mang tính đồng bộ nhằm khuyến khích thu hút những người có tài, có đức: Xem xét cải cách

chế độ tiền lương cho giáo viên dạy nghề theo hướng có tính đặc thù của nghề nghiệp. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn các ngạch viên chức giáo viên dạy nghề và sắp xếp đội ngũ theo chức danh. Có chính sách thu hút nghệ nhân, lao động có tay nghề cao đã từng trực tiếp tham gia lao động sản xuất có nguyện vọng làm giáo viên dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề, các lớp dạy nghề ngắn hạn với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w