Kinh nghiệm của tỉnh An Giang.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 38)

CƠ SỞ LÝ LUẬN, SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.5.1 Kinh nghiệm của tỉnh An Giang.

An Giang là tỉnh nông nghiệp đi đầu trong ứng dụng kỹ thuật mới vào canh tác xây dựng vùng lúa chất lượng cao, có sản lượng lúa dẫn đầu cả nước, với 73% lao động ở nông thôn chuyên sống bằng nông nghiệp, lực lượng lao động nông thôn đã góp phần quan trọng trong việc phát triển sản xuất, hướng tới chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Trong những năm qua, An Giang đã chú trọng đến việc đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho lao động thôn với những kết quả nhất định.

Được sự chuyển giao chương trình huấn luyện "Kỹ năng chọn- tạo giống lúa cộng đồng’' của Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long, hoạt động sản xuất và cung cấp giống lúa ở An Giang từng bước phát triển. Tính đến năm 2010, An Giang có 221 tổ (3.429 lao động nông thôn) sản xuất trồng 14.000 ha và cung cấp giống lúa cho 90% diện tích sản xuất, được các Viện, Trường đánh giá là tỉnh có phong trào sản xuất giống lúa mạnh nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và đang hướng tới "thương mại hóa" giống lúa. Ngoài ra, hiện nay lao động nông thôn An Giang đang hướng tới việc trồng lúa theo tiêu chuẩn toàn cầu

GlobalGAP, cơ giới hóa sản xuất lúa đã ứng dụng rộng rãi từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch, sấy, bảo quản và chế biến gạo...

Đáng chú ý, đã xuất hiện một chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn không mất chi phí từ ngân sách nhà nước mà vẫn đem lại hiệu quả. Từ năm 2010 đến nay, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang triển khai chương trình lương thực với sự hình thành vùng các nguyên liệu, ứng dụng và giám sát quy trình canh tác khép kín từ đầu vào đến đầu ra trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc sản xuất kinh doanh, công ty xây dựng một đội ngũ hơn 1000 kỹ sư và hàng nghìn cán bộ trung cấp để thực hiện chương trình "Hướng về lao động nông thôn”, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với họ. Nhiệm vụ quan trọng cửa đội ngũ này là chuyển giao kỹ thuật trồng lúa hiện đại và tư vấn kỹ thuật trực tiếp miễn phí trên đồng ruộng cho bà con lao động nông thôn. Gần 28 nghìn héc ta vùng nguyên liệu với 2601 điểm, 60 mô hình trên 76/129 huyện, thị xã của 13 tỉnh, thành tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã được hưởng lợi từ chương trình này. Bà con tham gia tự nguyện vì lợi ích của chính mình thông qua nâng cao chất lượng hạt lúa, tiết kiệm vật tư nông nghiệp, nâng cao thu nhập. Công ty kết hợp với các địa phương áp dụng phương thức đào tạo từ xa, có địa chỉ và từng bước thu nhận, tạo việc làm cho các học viên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 38)