Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 39)

CƠ SỞ LÝ LUẬN, SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.5.2 Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa.

Ngay từ khi triển khai thực hiện Đề án 1956, tỉnh Thanh Hóa xác định phải thực hiện lồng ghép đồng bộ nhiều nội dung, hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn với sự nỗ lực của cả chính quyền và người dân. Theo đó, địa phương thực hiện “4 có" gồm:

Một là: 27/27 huyện, thị xã, thành phố đều thành lập Ban chỉ đạo các cấp với chương trình được phê duyệt cho cả giai đoạn 2011 - 2015:

Hai là: Có quy hoạch phát triển nhân lực địa phương để nắm nhu cầu lao động của xã mình;

Ba là: Có danh sách các cơ sơ dạy nghề của địa phương;

Bốn là: Có chương trình thông tin, tuyên truyền với sự tham gia của các phương tiện thông tin đại chúng từ cấp huyện.

Một là: Biết địa chỉ của những cơ sở sản xuất, kinh doanh giỏi mang tính điển hình;

Hai là: Biết các chính sách hỗ trợ người lao động nông thôn đi học nghề:

Ba là: Biết địa chỉ dạy nghề mình có nhu cầu ngay tại địa phương;

Bốn là: Biết địa chỉ nơi làm việc của mình khi học nghề xong.

Bên cạnh đó, tại các trung tâm và cơ sở dạy nghề cũng thực hiện một cách hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề, thí điểm mô hình giảng dạy, phát triển đổi mới giáo trình, kiểm tra, đánh giá.... Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy được tăng cường; trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề của đội ngũ cán bộ, giáo viên được nâng cao...Sự vào cuộc đồng bộ của địa phương trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, giải quyết việc làm tại chỗ, tạo thêm thu nhập, cung cấp lao động cho các cơ sơ sản xuất, ổn định an ninh xã hội địa phương. Trong đó. ngành Lao động thương binh xã hội phối hợp với các hội và Đoàn thanh niên tổ chức 61 lớp tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho 3.050 lao động nông thôn tại 11 huyện miền núi, ngoài ra hàng năm còn tổ chức tư vấn học nghề, việc làm cho trên 30.000 lượt người.

Đề án 1956 đã tạo cơ hội để mỗi lao động nông thôn học được một nghề theo nhu cầu và tìm được một việc làm ổn định. Đối với nghề nông nghiệp, người lao động sau khi học nghề xong đã có thể áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng xuất lao động; đối với nghề phi nông nghiêp do những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức dạy nghề, cung ứng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm nên lao động nông thôn rất hào hứng học nghề và có việc làm ngay, tăng thu nhập cho gia đình.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, ngay năm đầu tiên thực hiện Đề án, Ban chi đạo Đề án 1956 tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các địa phương rà soát, xác định điều kiện dạy nghề của từng cơ sở tham gia dạy nghề. Đồng thời, việc lập kế hoạch dạy nghề phải phù hợp với nguồn lực được bố trí và năng lực đào tạo của địa phương: đẩy mạnh chấn chỉnh công tác tư vấn, lựa chọn học nghề và tổ chức dạy nghề chất

lượng. Đặc biệt, địa phương đã thực hiện theo đúng nguyên tắc: "Huyện, thành phố phải phê duyệt quy hoạch sản xuất, quy hoạch nhân lực, lấy nội dung đề án làm cơ sở triển khai. Không tổ chức dạy và học khi người lao động không dự báo được nơi làm và mức thu nhập sau khi học nghề”, nguyên tắc này đã góp phần giảm đáng kể việc tổ chức các lớp đào tạo không theo nhu cầu, gây lãng phí tiền của Nhà nước và cả công sức của người học. Việc gắn kết quy hoạch sản xuất, quy hoạch nhân lực với Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn không chỉ đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của từng địa phương, mà còn là vấn đề chiến lược cho phát triển nguồn nhân lực mang tính đón đầu của tỉnh Thanh Hóa. Mặt khác, việc thực hiện đề án gắn với các quy hoạch về phát triển sản xuất còn góp phần tích cực trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu lao động. Để thực hiện các giải pháp một cách hiệu quả, Thanh Hóa đã phát huy vai trò của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong công tác phối hợp, liên kết đào tạo để sử dụng nguồn lao động, đồng thời xây dựng những dự án động lực để chuyển dịch lao động theo hướng công nghiệp - dịch vụ...

Tuy đạt nhiều hiệu quả tích cực, song công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Thanh Hóa vẫn còn khó khăn do tâm lý bằng mọi giá phải cho con cái học tại các trường đại học, cao đẳng của các gia đình nên việc tuyển sinh ở trường nghề, đặc biệt là hệ trung cấp nghề đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều sinh viên sau khi ra trường thất nghiệp trong khi nhu cầu tuyển dụng thợ có tay nghề của các doanh nghiệp lại rất cao. Đây là một thực tế đáng báo động, đang ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác dạy nghề trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 39)