THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH
2.2.5.1.1 Quá trình triển khai tổ chức thực hiện
Lựa chọn nghề đào tạo:
Căn cứ vào nghề truyền thống của địa phương và phương hướng phát triển KT-XH của tỉnh tại Nghị quyết Đạ hội tỉnh Đảng bộ lần thứ 20, ban chỉ đạo đề án của tỉnh đã hướng dẫn các địa phương hàng năm tiến hành khảo sát lựa chọn các nghề phù hợp, bền vững có khả năng thu hút được nhiều lao động vào làm việc để tiến hành công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn. Các nghề
được đưa vào dạy theo mô hình là:
- Nghề truyền thống của địa phương: Thêu, chế tác đá mỹ nghệ, đan cói, đan bẹ chuối, đan bèo bồng,…
- Nghề mới đưa vào các địa phương: Móc sợi, đính hạt cườm, khâu chăn bông xuất khẩu, may công nghiệp, chẻ tăm hương, hướng dẫn viên du lịch,…
Sản phẩm làm ra của những nghề này được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cam kết đảm nhận việc thu mua và xuất bán sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, các nước EU,…nên sau khi học nghề số học viên tìm được việc làm chiếm 70-80%.
Lựa chọn cơ sở dạy nghề thực hiện các mô hình dạy nghề
Các địa phương tiến hành rà soát, khảo sát lựa chọn các cơ sở, doanh nghiệp tham gia dạy nghề với mục tiêu dạy nghề phải gắn với giải quyết việc làm chon lao động. Sở LĐ-TB&XH thẩm định năng lực dạy nghề và khả năng tạo việc làm cho người lao động sau học nghề, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề và đề nghị UBND tỉnh giao chỉ tiêu đào tạo theo năng lực và nghề đào tạo đã được cấp phép. Cụ thể:
- Nghề đan cói,đan bẹ chuối, đan bèo bồng: DNTN Ba Lan, Xí nghiệp cói Năng Động.
- Nghề móc sợi, đính hạt cườm: TTDN 8-3 - Nghề thêu: DN Minh Anh, Thiên Lộc - Nghề chẻ tăm hương: TTDN hội phụ nữ - Nghề khâu chăn bông: TTDN Minh Trang
- Nghề may công nghiệp: Công ty CP May Vạn Xuân
- Nghề lái thuyền: Trường trung cấp nghề số 13, TTDN đường thủy nội địa. Đây là những nghề mà sản phẩm làm ra được các doanh nghiệp trong và ngoài huyện cam kết thu mua, lao động sau học nghề có thể tìm kiếm việc làm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, khi ký hợp động cơ sở dạy nghề cam kết tạo việc làm cho người lao động sau khi học nghề đạt từ 80% trở lên. Hầu hết các lớp dạy nghề nông thôn đều được tổ
chức dạy nghề tại các địa phương, các làng nghề và các doanh nghiệp nên cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đều được tận dụng tại địa phương. Chương trình, giáo trình, tài liệu học nghề do các cơ sở dạy nghề biên soạn và sở LĐ-TB &XH thẩm định từng đề án được phê duyệt. Giáo viên và người dạy nghề Giáo viên và người dạy nghề được tuyển chọn từ cơ sở dạy nghề, các làng nghề, các doanh nghiệp được sở LĐ-TB &XH phối hợp với trường Cao đẳng nghề LILAMA1 tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng dạy học.
Đối tượng tham gia các lớp dạy nghề theo mô hình:
Là lao động nông thôn thuộc các đối tượng hộ chính sách, hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất, người tàn tật, hộ cận nghèo và các lao động khác theo quy định trong đề án. Tập trung ưu tiên các đối tượng thuộc diện thu hồi đất, các xã nghèo, các xã xây dựng thí điểm nông thôn mới.